Những tình huống nhạy cảm: Nói thế nào với sếp?
Lượt xem: 12,735Trong những tình huống trên, gặp gỡ và nói chuyện thẳng thắn với sếp sẽ là cách có hiệu quả hơn bạn nghĩ. Dưới đây là một số lời khuyên của các chuyên gia tư vấn giúp bạn bình tĩnh hơn khi đối mặt với những tình huống trên với sếp tại văn phòng.
1. Bạn muốn tăng lương
Trước khi trình bày với sếp về vấn đề này, điều quan trọng là bạn phải đưa ra được lý do tại sao bạn lại muốn được tăng lương. Hãy chuẩn bị một danh sách các thành quả bạn đạt được để chỉ cho sếp thấy rằng bạn đã cống hiến và đóng góp cho công ty như thế nào. Tất nhiên đó phải là những ví dụ điển hình.
- So sánh: Hãy thử so sánh xem, cùng với bằng cấp ấy, yêu cầu công việc như thế thì với những nhân viên khác tại các công ty khác được trả với mức lương như thế nào.
- Lựa chọn thời điểm: Lựa chọn thời điểm thích hợp để nói với sếp cũng rất cần thiết. Bạn phải chắc chắn rằng, khi bạn trình bày mong muốn với sếp thì cũng cần phải căn đúng vào thời điểm công ty đang làm ăn đi lên chứ không phải là trong giai đoạn khó khăn.
- Chuyên nghiệp: Cuối cùng, trong suốt cuộc họp, bạn luôn luôn phải giữ một thái độ thân thiện và thậm chí cả khi sếp không “đếm xỉa” đến bạn.
2. Công việc ngập đầu bạn
- Tiếp cận tình huống: Điểm mấu chốt trong công việc của bạn là không thể giải quyết hết “ngay trong ngày hôm nay”. Và mỗi khi bạn hoàn thành một dự án, bạn xem như mình đã giải quyết được hai dự án. Kết quả là, bạn để lại phía sau một khối lượng công việc khổng lồ và bạn phân vân: làm thế nào để có thể hoàn thành hết nhiệm vụ chứ?”
- Không chậm trễ: Trong tình huống này, bạn nên thông báo với sếp về những dấu hiệu đầu tiên của những khó khăn mà bạn gặp phải. Nếu bạn không nói gì thì có nghĩa là sếp vẫn hoàn toàn tin tưởng vào bạn khi giao khối lượng công việc đó cho bạn. Tuy nhiên, càng chờ lâu, những rủi ro trong việc lỡ thời hạn của dự án ngày càng cao, hiệu quả công việc kém và thất bai nặng nề.
- Cần sự giúp đỡ: Với sự giúp đỡ của sếp, bạn có thể tìm được nguyên nhân của những khó khăn và đặt ra được những kế hoạch để khắc phục nó. Ví dụ, bạn đang cần thời gian để nghiên cứu và hoàn thành dự án nào đó thì sếp có thể cho bạn thêm thời hạn và cung cấp cho bạn những tư liệu cần thiết để bạn giải quyết công việc dễ dàng hơn. Hoặc sếp có thể bổ nhiệm thêm một người khác cùng chia sẻ trách nhiệm với bạn hoặc cho bạn những chỉ dẫn để quản lý thời gian tốt hơn.
3. Bạn mắc sai lầm
- Lỗi không đáng có: Thật khủng khiếp khi bạn nhận ra rằng mình đã mắc một sai lầm lớn trong công việc, và thực sự đó là những lỗi thật ngớ ngẩn, không đáng có, nó xảy ra hằng ngày và không từ đối với bất kỳ ai. Cái quan trọng ở đây là đó không phải do lỗi của bạn nhưng làm thế nào để khắc phục được nó?
- Nhanh chóng gặp sếp: Tiếp cận sếp ngay lập tức và thừa nhận rằng đó là lỗi của bạn và để anh ấy biết rằng bạn đang làm những gì để sửa chữa chúng. Ví dụ, nếu bạn đệ trình một bài báo cáo và sau đó có người phát hiện ra rằng một số thông tin trong đó là không đúng sự thật, thì hãy giải thích với sếp cách bạn đang làm để sửa chữa những thông tin đó.
- Nhận lỗi: Thay vì việc đổ lỗi cho người khác, bạn nên nhận toàn bộ trách nhiệm về những vấn đề đã xảy ra và bày tỏ chân thật sự hối tiếc của mình về sự việc vừa qua. Sau đó hãy chắc chắn với sếp rằng từ giờ trở về sau bạn sẽ không để lặp lại những lỗi tương tự như thế nữa.
Bạn lo lắng trong việc tiếp cận với sếp để bày tỏ mong muốn được tăng lương, cần sự giúp đỡ hay nhận sai lầm? Chủ động tiếp cận và nói thật với sếp.