Những tư tưởng cản trở quá trình tìm việc

Lượt xem: 17,172

Nhiều khi sự thất bại trong quá trình tìm việc không đến từ bản sơ yếu lý lịch chưa hấp dẫn hay nền kinh tế khủng hoảng. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ chính quan điểm, tư tưởng của bạn.

 
Nếu có những tư tưởng dưới đây, bạn nên loại bỏ ngay để tự tin và tìm việc thành công:
 
Tư tưởng 1: "Mình không đủ giỏi để tìm được việc"
 
Những người trải qua quá trình tìm việc dài mà không có kết quả có thể rơi vào trạng thái buồn bã, tuyệt vọng và trầm cảm. Chuyên gia trị liệu Helaine Harris ở Los Angeles, cho biết: "Thất nghiệp trong dài hạn sẽ kéo tinh thần lạc quan đi xuống và làm nổi lên những tư tưởng tiêu cực".
 
Để đối phó với tình huống này, Harris gợi ý bạn hãy liệt kê những thành tích, phẩm chất tốt đẹp của bạn cũng như cách bạn vượt qua giai đoạn khó khăn. "Điều này nhắc nhở bạn rằng thất bại là một phần của cuộc sống và là những bài học để tiến tới thành công", Harris nói.
 
Tư tưởng 2: "Thị trường tuyển dụng quá khắc nghiệt"
 
Đây là sự thật. Tỉ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao. Tuy nhiên, ở một số lĩnh vực và công việc, nhu cầu tuyển dụng rất lớn. Penelope Trunk, người sáng lập một công ty về quản lý sự nghiệp dành cho người trẻ, cho biết: "Thị trường tuyển dụng hiện tại không hẳn tồi tệ, điều quan trọng là bạn phải biết cách tìm việc".
 
Trunk gợi ý bạn nên đa dạng trong cách tìm việc, tìm qua Internet, báo chí, người quen, hội chợ việc làm..., trau chuốt CV của mình và chinh phục nhà tuyển dụng trong cuộc phỏng vấn.
 
Tư tưởng 3: "Mình "vượt chuẩn" của nhà tuyển dụng"
 
Theo Trunk, không ai là quá chuẩn cả. Họ chỉ không đạt yêu cầu theo cách mà nhà tuyển dụng tìm kiếm. "Nếu bạn có 10 năm kinh nghiệm nhưng nhà tuyển dụng không hứng thú với điều đó, có thể bạn cần phát triển hoặc chứng tỏ những kỹ năng khác", Trunk nói.
 
John McKee, chuyên gia nghề nghiệp và tác giả cuốn sách The Plan, cũng đồng tình: "Bạn cần xem xét lại quá trình tìm việc của mình. Bạn có tài năng nhưng cần thể hiện chúng cho phù hợp với hoàn cảnh bởi không phải công việc nào cũng có yêu cầu như nhau".
 
Tu tưởng 4: "Mình đã đầu tư quá nhiều thời gian, tiền bạc và năng lực vào quá trình tìm việc vô vọng này"
 
Nếu quá trình tìm việc của bạn kéo dài quá lâu mà không có kết quả, bạn nên đánh giá lại sự nghiệp cũng như cuộc sống của bạn. Trong cuốn sách của mình, McKee khuyên bạn nên vạch ra vị trí mình muốn trong cuộc đời mình 5 năm tới, từ đó phát triển một kế hoạch chiến lược và tìm việc một cách phù hợp hơn.
 
Tư tưởng 5: "Kỹ năng của mình không còn phù hợp"
 
Không ai thích sự xáo trộn cả. Nhưng để phát triển sự nghiệp, kể cả khi thất nghiệp ở mức thấp, bạn phải thoát ra khỏi "vùng an toàn" của mình để thử thách bản thân. Harris nói: "Hầu hết chúng ta đều muốn làm những gì quen thuộc. Tuy nhiên, môi trường, hoàn cảnh buộc chúng ta, dù già hay trẻ, đều phải vận động và đương đầu với thách thức".
 
Tư tưởng 6: "Mình không thể kiếm được việc nếu không có kinh nghiệm nhưng cũng không thể có kinh nghiệm nếu không có việc"
 
Đây là tư tưởng luẩn quẩn thường gặp ở những người trẻ, mới bước vào thị trường lao động. Hãy nhớ kinh nghiệm không chỉ đến từ những công việc được trả lương. Nếu bạn cho rằng thiếu kinh nghiệm khiến mình thất bại, hãy làm công việc tình nguyện, thực tập,... Tất cả sẽ " làm giàu" cho CV của bạn.
 

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay