Những vấn đề sau 5 năm gắn bó cùng công ty

Lượt xem: 52,990

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Bảo Việt Nhân Thọ Tuyển Dụng

SHZ Tuyển Dụng

AnyMind Group Tuyển Dụng

Hầu hết chúng ta đều khởi đầu một công việc mới với tràn đầy nhiệt huyết và mong muốn tạo ấn tượng tốt. Nỗ lực rất nhiều, đam mê lan tỏa và sự nhiệt thành giúp chúng ta hoàn thành xuất sắc mọi việc một cách nhanh chóng.

Đối với nhiều người, công việc càng ngày càng trở nên nhàm chán và cứ lặp đi lặp lại. Họ mất đi niềm đam mê và làm nhiều việc lặt vặt hơn. Công ty trở thành “nhà tù ban ngày”: họ mất động lực, chán chường và làm việc càng ngày càng kém hiệu quả.

(Nguồn: Internet)

Sau nhiều năm làm việc, có thể bạn sẽ gặp những vấn đề nổi cộm sau (xếp theo mức độ quan trọng)

1. Giảm mức độ tự hào và hài lòng về công ty

Bạn có thể không hài lòng vì công ty hành xử tệ với khách hàng, và từ đó làm giảm sự tự tin vào công ty. Bạn sẽ không giới thiệu thương hiệu công ty mình cho bạn bè và lúc nào cũng nói với họ rằng sẽ nghỉ việc sớm.

2. Ít được công nhận hoặc tri ân

Bạn đã cố gắng hết sức nhưng công ty lại không ghi nhận thành quả bạn mang lại.

3. Công việc mất ý nghĩa và không thử thách

Nhiều công việc lúc đầu có vẻ rất thử thách, nhưng dần dần trở thành đơn điệu và nhàm chán. Bạn cảm thấy không tận dụng hết khả năng của mình trong vai trò hiện tại, chẳng làm gì có ý nghĩa cho sự nghiệp của mình.

4. Không muốn vượt qua các yêu cầu công việc cơ bản

Đối với một công việc được giao, bạn có tâm thế chỉ muốn làm cho xong để giữ chỗ cho mình trong công ty, hay bạn sẽ nỗ lực 100% để hoàn thành? Nhiều nhân viên từ chối việc phải nhọc công làm thêm để hoàn thành chỉ tiêu tốt hơn, vì nghĩ rằng công ty trả lương cho mình mức nào thì mình chỉ làm đủ đến mức ấy.

5. Không được đối xử công bằng

Công việc đơn điệu buồn tẻ không thể mang đến cho bạn những quyền lợi thích đáng so với đồng nghiệp.

6. Cảm giác không có quyền hạn gì trong công ty

Bạn không cảm thấy tiếng nói của mình có giá trị và bạn không có khả năng tạo ra ảnh hưởng trong công ty.

7. Công ty thất bại trong việc thực hiện các giá trị doanh nghiệp như tinh thần làm việc theo nhóm, sự tin tưởng và khuyến khích đa dạng

8. Ít cơ hội phát triển bản thân

Những đồng nghiệp khác được tạo cơ hội phát triển, còn bạn thì không.

Theo một khảo sát, thông thường những người ít hài lòng với công việc nhất thường là nhân viên bậc trung và quản lý cấp trung với thời gian công tác từ 5-10 năm. Đôi khi sự bất mãn là do công việc quá tải, không hòa hợp với sếp, hoặc bản chất công việc và cơ hội nghề nghiệp. Nhiều người cảm thấy tài năng của mình không được sử dụng triệt để cho công việc.

Nếu như danh sách này có vẻ đúng với bạn, chúng tôi nghĩ bạn nên lưu tâm đến điều 4 trước – hãy gạt bỏ suy nghĩ chỉ làm cho xong việc. Khi bạn chỉ làm việc theo nguyên tắc đề ra sẵn thì điều tất yếu là bạn sẽ cảm thấy vô ích, không có quyền hạn, chán nản, chưa kể đến việc công ty sẽ xem những đóng góp của bạn không đáng được khen thưởng.

Trước khi bạn quyết định nghỉ việc, hãy xem bạn có thể tự mình “thoát khỏi nhà tù” hay không. Thay vì chỉ trích công ty, bạn hãy cố gắng nâng cao năng lực bản thân trước. Nếu như công ty không hỗ trợ bạn, hãy đề ra sáng kiến riêng. Hãy đối mặt nhiều thử thách quan trọng và bạn có thể xoay chuyển tình thế.

Bạn đừng để tâm vào việc công ty không sử dụng hết năng lực của bạn và ngày càng xa cách bạn. Hãy nỗ lực theo hướng thật tích cực và tạo ra những thay đổi rõ rệt. Nỗ lực này có thể không được ghi nhận, nhưng ít ra thì bạn cũng có thể quay trở lại guồng làm việc và thực hiện các công việc quan trọng thật tốt. Hoặc chí ít cũng sẽ giúp bạn có được vị thế tốt hơn ở một công ty tốt hơn.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay