Nỗ lực -yếu tố quan trọng để tìm việc.
Lượt xem: 14,130Chủ đề thứ nhất là không một ai mắc nợ bạn một công việc cả. Nếu bạn muốn có một chỗ làm, hãy đi và tìm ra nó với nỗ lực. Điều này nghe có vẻ đương nhiên nhưng chúng ta đã được biết qua các số liệu thống kê là một phần ba những người "săn tìm công việc" đã bỏ dở nửa chừng cuộc săn tìm ngay trong tháng đầu tiên. Họ bỏ dở bởi vì họ đã nghĩ rằng việc này là dễ dàng, đơn giản và nhanh chóng. Và vì vậy họ dự đoán sẽ có sự trợ đỡ từ đâu đó, họ trông chờ sự chợ đỡ đó và điều này không bao giờ đến. Họ đã thất bại trong việc học một bài học khó chịu: Không ai mắc nợ bạn một công việc cả, bất kể là ai đã nói gì với bạn đi nữa thì nếu bạn muốn có một chỗ làm, chính bạn là người phải dấn thân và nỗ lực tìm ra chỗ làm đó.
Chủ đề thứ hai xuyên suốt các câu chuyện này là sự thành công trong "săn tìm công việc" tương ứng với những nỗ lực tìm việc của bạn. Ban càng cố gắng bao nhiêu, càng bỏ ra nhiều thời gian bao nhiêu bạn càng dễ tìm ra công việc mà bạn mong muốn bấy nhiêu. Nếu sự thật là như vậy, nỗ lực của bạn phải được hướng dẫn bằng sự thông minh.
Chủ đề thứ ba xuyên suốt các câu chuyện này chỉ đơn giản là: "săn tìm công việc" hiệu quả phải đòi hỏi bạn phải có ham muốn thay đổi các chiến thuật. Nếu bạn dùng thử một phương thức nào đó và nó không chứng tỏ hiệu quả, chuyển sang một phương thức khác. Chuyên gia việc làm, Carol Christen , định nghĩa tính điên khùng trong chuyện tìm việc như sau: "khi một phương cách nào đó tỏ ra không hiệu quả, bạn đối phó bằng cách nỗ lực hơn nữa với phương cách đó." Trong việc "săn tìm công việc", phương thức cho căn bệnh điên khùng này đã rõ ràng: nếu bạn đáp ứng với quảng cáo trên báo, trên mạng hay đăng ký với các văn phòng tìm việc mà không có một dấu hiệu khả quan nào, đừng tốn sức vào các phương tiện này nữa. Thay đổi chiến thuật của bạn. Có một phương thuốc đơn giản cho việc này mà chúng ta gọi là bước thứ tư.
Hãy chuyện trò cùng với những người tìm việc thành công trong gia đình, bạn hữu hay những người quen biết - những người đã từng thất nghiệp và rồi tìm ra một chỗ làm mà họ hoàn toàn ứng ý - học hỏi những gì mà họ đã làm.
Hãy thử lấy ví dụ: Nếu bạn chơi quần vợt và muốn được chơi tốt hơn, bạn sẽ tìm đến trò chuyện và học hỏi với những ai chơi quàn vợt giỏi mà bạn biết. Nếu bạn vẽ, bạn sẽ tìm đến và học hỏi với những ai vẽ giỏi.
Cũng tương tự như vậy với việc "săn tìm công việc". Nếu bạn đang săn tìm một chỗ làm và muốn làm được việc này tốt hơn, hãy tìm đến học hỏi những ai đã chứng tỏ rằng họ làm tốt công việc này.
Để tăng tốc cho cuộc tìm kiếm một chỗ làm đâu đó ngoài kia, bạn phải tự nghĩ như là đã thực sự tìm ra một chỗ làm. Chỗ làm của bạn vào lúc này chính là việc truy tìm một công việc. Tự nhìn lại bản thân mình và hãy tự xem mình như một người luôn luôn đang có một chỗ làm. Cho dù cả thế giới nói rằng bạn là một người thất nghiệp, bạn vẫn phải nghĩ rằng bạn là một người đang có một công việc toàn thời gian (không nhận lương) từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Bạn bắt đầu công việc lúc 8 giờ và dừng lại lúc 5 giờ như mọi người lao động khác
Chúng ta hãy tưởng tượng, một phụ nữ chỉ dành ra 5 tiếng đồng hồ hàng tuần cho cuộc " săn tìm công việc" của cô ta và cô ta phải tốn mất 30 tuần lễ để có được một chỗ làm. Có nghĩa là 150 giờ đồng hồ để có được một công việc.
Chúng ta lại đặt trường hợp là chính cô gái này lại phải đi tìm một lần nữa, lần này cô ta đã biết cô ta phải cần đến 150 tiếng đồng hồ nỗ lực để có thể có một chỗ làm. Vì vậy cô ta quyết định sẽ nỗ lực 35 giờ trong một tuần lễ để có thể rút ngắn thời gian tìm việc lại. Và bạn có thể hình dung ra sự việc lần này sẽ diễn tiến ra sao, cuộc tìm việc 150 giờ của cô ta nay được rút ngắn lại chỉ còn khoảng năm tuần lễ trước khi cô ta tìm ra một chỗ làm. Đương nhiên còn có nhiều lý do khác nữa sẽ ảnh hưởng đến quá trình tìm việc này nhưng chắc chắn nỗ lực này là một trong những tác động trực tiếp nhất và ảnh hưởng đến quá trình tìm việc nhiều nhất.