Nói trước đám đông – Khó quá đi mất
Lượt xem: 14,316
Phải, đó là một chuyện hết sức bình thường và nếu rèn luyện cũng như có sự chuẩn bị chu đáo thì chắc chắn bạn sẽ thực hiện được những bài phát biểu rất tốt.
1. Chuẩn bị tốt
Công tác chuẩn bị này sẽ giúp cho bạn biết bạn phải nói gì. Bạn càng chuẩn bị kỹ lưỡng bao nhiêu thì bạn sẽ càng cảm thấy thoải mái khi phát biểu bấy nhiêu. Hơn nữa, nhờ có sự chuẩn bị này mà vẻ tự tin sẽ lộ rõ trên mặt bạn và bạn sẽ thu hút được sự chú ý cũng như tin tưởng của người nghe.
2. Ăn mặc phù hợp nhưng thoải mái
Nhiều người chỉ chú ý đến bài phát biểu mà quên mất rằng trang phục cũng rất quan trọng. Ăn mặc không phù hợp sẽ khiến cho bạn trở thành một anh hề chứ không phải một nhà diễn thuyết chuyên nghiệp. Sự bàn tán, chỉ trỏ của mọi người về bộ trang phục có thể khiến bạn bối rối và quên mất những điều định nói. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải mặc sao cho thật thoải mái. Chỉ khi nào cảm thấy thoải mái thì các ý tưởng hay mới xuất hiện trong đầu và khiến bạn có một bài diễn thuyết thật hay.
3. Tham quan trước địa điểm phát biểu
Tốt nhất là bạn nên xem qua địa điểm nơi bạn sẽ đứng phát biểu và nơi khán giả sẽ ngồi. Việc này sẽ khiến cho bạn cảm thấy quen thuộc hơn và ít bối rối hơn. Nếu trong khi phát biểu bạn cần sử dụng những máy móc, dụng cụ như máy chiếu, máy tính, loa thì hãy đảm bảo rằng chúng ở trong tình trạng hoàn toàn tốt.
4. Học cách hít thở
Con người khi mất bình tĩnh thường có xu hướng nói rất nhanh, hơi thở gấp gáp, người nghe có thể dễ dàng phát hiện ra điều này. Những lúc như vậy bạn có thể dừng lại vài giây, hít thở thật sâu để lấy lại bình tĩnh. Đừng lạm dụng cách hắng giọng hay ậm ừ, …
5. Thân thiện
Hãy tỏ ra thân thiện với thính giả bằng cách mỉm cười, giao tiếp nhiều bằng mắt. Hơn nữa bạn nên nghĩ rằng khán giả đến đây là để được lắng nghe những gì bạn nói chứ họ không đến đó để săm soi lỗi lầm của bạn do đó hãy coi họ cũng như những người bạn, người thân của mình. Nghĩ được như vậy bạn sẽ thấy bình tĩnh hơn rất nhiều.