Ðối phó với những câu hỏi

Lượt xem: 14,017
90% ứng viên thất bại vì không xử trí được những tình huống này Có rất nhiều hình thức phỏng vấn, trong đó, phỏng vấn áp lực (Interview with pressure) thường tạo nhiều khó khăn cho ứng viên. Nếu chưa biết gì đến loại hình này, khi "lâm trận", nhiều ứng viên dễ dàng gặp thất bại, thậm chí bị "sốc" vài ngày sau đó. Cần phải biết phỏng vấn áp lực là gì và trong vài trường hợp cụ thể, phải đối phó ra sao.

Phải hiểu rõ mục đích của nhà tuyển dụng

Khi phỏng vấn, ứng viên phải đối chất với một hội đồng được gọi là ban tuyển dụng và phải trả lời những câu hỏi hóc búa của họ. Chẳng hạn, một người trong ban có thể hỏi câu đầu tiên: "Anh (chị) có cái tên thật là xấu. Anh (chị) nghĩ sao về cái tên của mình?". Ứng viên sẽ dễ mất bình tĩnh, bối rối và thực tế cho thấy nhiều người "chết cứng" suốt cuộc phỏng vấn. Vậy là thất bại.

Theo các chuyên gia, để tổ chức một đợt tuyển dụng nhân sự, doanh nghiệp (DN) phải tốn kém khá nhiều chi phí, do đó, không có DN nào dùng loại hình phỏng vấn này để đánh rớt ứng viên. Mục đích chính của họ là đánh giá khả năng xoay xở, đối phó tình huống của ứng viên. Cũng cần nhớ là loại hình phỏng vấn này thường được áp dụng khi tuyển các vị trí quan trọng, đòi hỏi ứng viên phải có kinh nghiệm, có năng lực thực sự. Cho nên, ứng viên phải có sự chuẩn bị thật kỹ về tâm lý, xem phỏng vấn là "một cuộc chiến bằng nước bọt".

Ðối phó với những câu hỏi bên lề

Trong cách thức phỏng vấn này, nhà tuyển dụng (NTD) đưa ra rất nhiều câu hỏi khó, những câu hỏi trực tiếp châm biếm, đả kích ứng viên. Các chuyên viên nhân sự cho rằng, những câu hỏi đại loại như vậy bắt buộc phải hợp pháp, không đụng chạm tới những vấn đề nhạy cảm như tôn giáo, tín ngưỡng, thuần phong mỹ tục hay đời tư cá nhân. Tuy nhiên, không phải NTD nào cũng đặt được câu hỏi đúng yêu cầu như vậy. Gặp phải những câu hỏi như vậy, ứng viên được quyền không trả lời, nhưng dĩ nhiên không nên im lặng. Ứng viên phải mạnh dạn chỉ ra đó là một câu hỏi không phù hợp, đề nghị NTD có thể đưa ra một câu hỏi khác, một vấn đề khác. Hoặc cũng có thể nói: "Cho phép tôi được miễn trả lời câu này vì đó không phải là vấn đề trọng tâm của cuộc phỏng vấn hôm nay". Qua đề nghị này, NTD có thể đánh giá bạn là một người có chính kiến rõ ràng.
Quan trọng nhất là ứng viên phải biết hướng NTD bàn về chuyên môn, về công việc, về định hướng hợp tác làm việc. Nếu như, NTD hoặc ban tuyển dụng quá "săm soi" vào những chuyện bên lề, nặng về châm chích... ứng viên tương lai, thì tốt nhất, ứng viên nên chủ động kết thúc cuộc phỏng vấn một cách tế nhị vì DN đó không hứa hẹn là một nơi đầu quân lâu dài của bạn trong tương lai.

Bài viết khác

Nhấn xem ngay bài viết để hiểu rõ marketing là gì, những công việc bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp và những điều cần biết khi bước chân vào ngành nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch xin việc việc chi tiết, đơn giản, giúp chinh phục được nhà tuyển dụng. Cùng đọc hết bài viết này để nắm được các yêu cầu bạn nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn viết thư xin việc chuẩn giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Những bí quyết trong bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn kiếm được công việc tốt!

Xem thêm

Bạn đang tìm kiếm mẫu đơn xin việc ấn tượng để thu hút nhà tuyển dụng? Bài viết này sẽ cung cấp top mẫu đơn xin việc hiệu quả nhất. Nhấn xem ngay thôi nào

Xem thêm

Bạn đang ấp ủ ước mơ chinh phục công việc mơ ước? Hãy bắt đầu hành trình bằng cách tạo hồ sơ mới, ấn tượng tại CareerViet.vn! Tham gia Minigame "Tạo tài khoản mới - Nhận quà phơi phới" ngay hôm nay.

Xem thêm

Thành phần gia đình là gì? Hướng dẫn và những lưu ý khi điền thông tin thành phần gia đình vào sơ yếu lý lịch cho đúng. Cùng tìm hiểu nhé!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay