Phản ứng một cách sáng tạo
Lượt xem: 12,267Những khó khǎn hay là những thách thức?
Kỹ nǎng "Phản ứng một cách sáng tạo" khi gặp xung đột là việc chuyển những khó khǎn trở thành những cơ hội. Thay vì giữ nguyên tình trạng tồi tệ hai phía đang gặp phải thì chúng ta cần lựa chọn có tính toán xem còn có cách thức thực hiện nào khác khả dĩ không và đương nhiên là bạn sẽ có được giải pháp tốt đẹp hơn trong tình huống đó.
Đương nhiên là thái độ của chúng ta cho thấy chúng ta suy nghĩ như thế nào. Thông thường chúng ta không nhận thức được thái độ của mình tác động tới cách thức chúng ta nhìn nhận thế giới xung quanh. Có 2 thái độ trái ngược nhau trong cuộc sống đó là "Hoàn thiện" và "Khám phá". Vậy, hằng ngày bạn bị chi phối bởi thái độ nào? Hay nói cách khác, bạn xem những khó khǎn trong cuộc sống là những trở ngại hay là những thách thức?
Thái độ "Hoàn thiện" sẽ khiến chúng ta tự hỏi "Điều này đã đủ tốt đẹp chưa ? (Thường là chưa), "Liệu điều đó có đáp ứng tiêu chuẩn cao của mình chưa nhỉ ?"
Thái độ "Khám phá" thì ngược lại "Thật tuyệt vời ! Ở đây có những cơ hội gì nhỉ ?"
Nói cách khác, những tư tưởng sau xuất hiện trong đầu bạn nếu như bạn bị chi phối bởi thái độ "Hoàn thiện":
- Đúng hay sai ?
- Đời thật là khó khǎn
- Lỗi lầm là không thể chấp nhận được
- Ra phán quyết
- Có niềm tin không lay chuyển về quan điểm cái gì là phù hợp
- Thất bại !
- Tôi phải đúng !
- Cần phải đổ lỗi
- Không còn cơ hội nào
Hay nói cách khác nếu bạn đi theo thái độ "Hoàn thiện" thì bạn đang tìm kiếm một bối cảnh " Người thắng - Người thua"
Tuy nhiên, tại sao bạn không hướng tới thái độ "Khám phá" để tìm kiếm thêm cơ hội ? Thực ra khi bạn còn bé, bạn đã áp dụng thái độ "Khám phá" rồi mà. Khi bạn tập đi, bạn không đi theo kiểu "bước chân này là đúng", "bước chân này là sai" mà đơn giản chỉ là "chân trái" rồi "chân phải" và mỗi lần vấp ngã cũng thú vị như bước đi tiếp theo. Đối với mỗi đứa trẻ, mọi thứ đều là những thử nghiệm thú vị. Vậy thì những gì chờ đợi bạn nếu như bạn tuân theo thái độ "Khám phá" ?
- Tìm kiếm
- Hào hứng
- Hãy thử liều một lần
- Những cơ hội nào có thể đến ?
- Mọi thứ đều là những thành công
- Chấp nhận
- Thử sức
- Hỏi han
- Thử nghiệm
- Chúng ta còn có những gì có thể làm ?
Như vậy quá trình "Khám phá" sẽ đưa lại "Người thắng - Người được học hỏi"
Bạn hãy có thái độ "Khám phá" và giờ đây những khó khǎn trông giống như những ô chữ cần giải "Cần làm những gì khác nữa để ông ta không còn phàn nàn về công việc đó với mình ? Chúng ta sẽ được tự do làm gì khi họ hủy bỏ đơn hàng trị giá 10 triệu USD đó ?"
Một thách thức khác? Tuyệt vời làm sao!
Hãy nhìn lại mình, phải chǎng bạn luôn nghiêm khắc đối với những lỗi lầm của bản thân? Hãy nhớ rằng, những đứa trẻ luôn được bảo vệ để tránh phạm phải những lỗi lầm sẽ lớn lên một cách thụ động, phụ thuộc vào người khác và có thái độ quá thận trọng. Những ông chủ chỉ trích lỗi lầm quá nhiều sẽ có nhiều nhân viên luôn trả lời "vâng" trong tổ chức của mình. Tất nhiên, không phải chúng tôi muốn nói là bạn đừng đưa ra lỗi lầm hay không kiểm soát quá trình làm việc của tổ chức. Vấn đề là bạn cần xem những lỗi lầm là một cơ hội tuyệt vời để học hỏi.
Khi một tổ chức khuyến khích thái độ sẵn sàng mạo hiểm trong nhân viên của mình thì tổ chức này sẽ có một đội ngũ nhân viên nǎng động và tích cực. Có một câu nói không quá nổi tiếng nhưng rất hay: "Nếu một việc đáng làm thì nó đáng được làm một cách khác lạ". Nội dung của nó khuyến khích người ta thử nghiệm và chấp nhận mạo hiểm.
Có thể lấy một ví dụ của công ty IBM tại Mỹ. Một nhà quản lý cấp trung gian đã phạm một sai lầm chiến thuật và làm thiệt hại 9 triệu USD cho công ty. Tuần sau đó, khi anh ta đang chờ đợi một quyết định sa thải thì được gọi vào vǎn phòng của ngài Chủ tịch. Ngài chủ tịch bắt đầu bàn luận với nhà quản lý này các kế hoạch triển khai một dự án lớn và ông chủ tịch muốn nhà quản lý phụ trách. Được một lúc, nhà quản lý cảm thấy bứt rứt trong người và tự đứng lên ngắt lời ông chủ tịch "Xin lỗi ngài nhưng ngài biết đây, tôi rất ngạc nhiên. Tôi nghĩ rằng, ngài sắp sửa sa thải tôi vì đã làm thiệt hại cho công ty 9 triệu USD. Tại sao ngài lại giao cho tôi dự án mới này ?". Ông chủ tịch mỉm cười " Sa thải anh ấy hả ? Anh bạn trẻ ơi, tôi vừa mới tốn 9 triệu USD đầu tư cho anh đấy chứ. Giờ đây anh là tài sản quý giá nhất của tôi đấy !"
Câu chuyện này cho thấy một ông chủ tịch đánh giá cao thái độ sẵn sàng học hỏi và chấp nhận mạo hiểm vì ông biết rằng, nó là một nguyên liệu quý cho bữa ǎn thành công.
Cuộc sống không chỉ gồm có thắng và thua - nó còn có cả học hỏi. Khi bạn vấp ngã, bạn hãy tự đứng dậy và ghi nhớ xem cái hố đó nằm ở đâu để lần sau bạn có thể tránh được. Một người từng đi "quá xa" sẽ biết được họ có thể đi xa được tới đâu.
Bạn hãy ghi nhớ, không nên áp đặt thái độ: Người thắng - Người thua mà là "Người thắng - Người được học hỏi". Đó chính là bản chất của vấn đề "Mâu thuẫn - Một cơ hội cho bạn"