Phản ứng thế nào khi bị chỉ trích?
Lượt xem: 67,624Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
- Việc làm tại siêu thị điện máy Trần Thế tuyển dụng
- Việc làm tại Miss Care tuyển dụng
- Việc làm tại Sofitel Metropole Hanoi tuyển dụng
Shopee tuyển dụng, giám sát an toàn,việc làm tiếng Nhật, cộng tác viên, việc làm Bình Dương, việc làm online,... được đánh giá là những công việc hot. Và hầu hết chúng ta đều cảm thấy một trong những giây phút bản thân bị tổn thương nhất đó là khi chúng ta bị chỉ trích. Tính cách con người cũng được tiết lộ thông qua những lời khen ngợi hay phê bình.
Hầu hết chúng ta đều cảm thấy một trong những giây phút bản thân bị tổn thương nhất đó là khi chúng ta bị chỉ trích. Tính cách con người cũng được tiết lộ thông qua những lời khen ngợi hay phê bình.
Những lời khen ngợi cho biết họ thích gì nhất ở bản thân, những lời chỉ trích cho thấy họ ghét hay chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực đó. Vậy làm cách nào bạn có thể phản ứng một cách chân thành và nhã nhặn nhất trong trường hợp bị chỉ trích? Hãy tham khảo một số biện pháp sau:
1) Hãy ý thức rằng bạn giống như một con thú đang bị tấn công
Dù cho người chỉ trích bạn có là ai đi chăng nữa thì phản ứng của bạn cũng y như nhau: tim đập nhanh hơn, nhiệt độ thay đổi… Do bạn cảm thấy như mình đang bị tấn công nên bản năng đầu tiên của bạn là tập trung vào cảm giác đó, điều này khiến cảm giác đó trở nên mãnh liệt hơn. Hãy cố gắng đừng phản ứng quá mạnh hay quá yếu ớt bởi khi bạn tập trung vào cảm xúc của bản thân, bạn sẽ không để ý tới nội dung những lời bình luận. Thay vì chọn lựa xem mình muốn phản ứng như thế nào thì bạn lại có xu hướng phản ứng ngay lập tức. Đừng làm cho tình hình trở nên căng thẳng hơn bằng cách chỉ trích lẫn nhau mà hãy tưởng tượng ra một tam giác có ba nhân vật: bạn, người đối diện và đề tài của sự chỉ trích. Hãy tập trung vào đề tài này chứ không phải nhìn vào điểm xấu của nhau.
2) Hãy nhìn vào mặt tích cực của người đối diện
Bản năng đầu tiên của chúng ta là luôn nhìn vào những điểm mà chúng ta cho là đúng còn người khác thì không.
Khi phản ứng lại những lời chỉ trích, cảm giác bị xúc phạm được hình thành rất nhanh, mọi người có xu hướng tập trung vào những gì mà mình cho là đúng. Điều này khiến chúng ta có cảm giác chúng ta ở một vị trí cao hơn, bảo thủ và càng ít lắng nghe nếu như tiếp tục bị chỉ trích. Dù hơi khó khăn nhưng bạn nên để ý tới những khuyết điểm của mình và nhìn vào điểm tốt của người khác. Hãy cư xử như là người đối diện không có ác ý dù sự thật có thể không phải là như vậy. Bạn càng nhìn thấy nhiều điểm tốt của người khác thì khả năng bạn phản ứng thích hợp trước những lời chỉ trích càng cao.
3) Một số bước phản ứng khi bị chỉ trích
*Bước 1: Thừa nhận rằng bạn đã nghe thấy người đối diện nói gì. Cho dù những lời bình luận đó là đúng hay sai nếu như bạn cố tránh đề cập tới nó thì người đối diện càng củng cố quyết tâm muốn nhắc lại. Thay vì bất đồng hay phản ứng lại bằng những cụm từ như “Nói dối”; ”anh không hiểu là mình đang nói gì à ?” bạn hãy chứng tỏ là mình đã nghe thấy những lời họ nói.
*Bước 2: Hỏi thêm thông tin để cả hai phía có thể bình tĩnh và tập trung giải quyết vấn đề chứ không phải nhắc đi nhắc lại những lời chỉ trích cá nhân khó nghe.
Hãy hướng tới những khía cạnh mà bạn kính trọng ở người đối diện “anh thật hiểu biết/tận tâm… ”Điều này sẽ khiến họ dễ lĩnh hội ý kiến của bạn hơn dù họ có đồng ý hay không.
*Bước 3:Thể hiện mình. Đầu tiên hãy xin phép rồi thêm lời giải thích của bạn nếu bạn tin rằng nó đúng hãy thể hiện điều đó. Nếu một lời xin lỗi là cần thiết hay sớm thực hiện nó. Đồng thời hỏi xem phản ứng của người đối diện và một lần nữa cảm ơn họ đã đưa ra chúng. Nếu như bạn bất đồng ý kiến, có thể nói ” Tôi có thể trình bày ý kiến của tôi không ?” điều này sẽ khiến người khác cho bạn cơ hội nêu lên ý kiến của mình.
Ngoài ra bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
a) Đề nghị họ đề xuất biện pháp giải quyết cho vấn đề họ đưa ra, nếu như họ tiếp tục phàn nàn hay chỉ trích, bạn hãy thừa nhận là đã nghe thấy ý kiến của họ rồi sau đó hãy đặt câu hỏi “vậy điều gì có thể làm cho tình hình khá hơn?”. Hãy nêu lên ý kiến và những gì bạn muốn họ làm. Trong trường hợp họ từ chối hãy hỏi “vậy điều gì có thể khiến tình hình trở nên tốt cho cả hai chúng ta? ”Nếu như họ vẫn tiếp tục chỉ trích, bạn hãy hết sức bình tĩnh và khẳng định ngắn gọn câu hỏi trên một lần nữa. Việc này sẽ khiến người đối diện rơi vào trạng thái bị động.
b) Đừng làm người khác mất mặt khi bạn có lí do tin rằng họ đang nói dối hay vô lí. Thay vào đó hãy liên tục đặt ra những câu hỏi “điều đó có liên quan như thế nào tới…” (sau đó nêu ra thông tin đang tranh cãi).
c) Hãy chứng tỏ bạn sẵn sàng tìm kiếm một sự thoả hiệp hay khả năng ôn hoà ngay cả khi bạn không ưa người đối diện và tình hình. Cách tốt nhất là khiến cả hai bên cảm thấy khó chịu một chút nhưng không đến mức phải trả đũa nhau.
d) Nghe nhiều hơn là nói và phản ứng. Giữ giọng nói và cử chỉ luôn nhẹ nhàng. Cuối cùng hãy lưu ý rằng hai cách phản ứng tồi nhất khi bị chỉ trích đó là: giữ điều đó trong lòng và khiến người khác cảm thấy họ bị phớt lờ hay họ đã sai lầm.