Phát biểu trong cuộc họp

Lượt xem: 117,436

 

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Trong kinh doanh, đôi khi các vấn đề quan trọng không được bàn thảo tại văn phòng làm việc mà các bên như giám đốc, tổng giám đốc sẽ có được sự nhất trí cao trong những bữa ăn thân mật. Sao bạn không thử làm người mạnh dạn? Thực ra, không phải ai cũng có thể mạnh dạn nói giữa đám đông, trước sếp lẫn bạn bè đồng nghiệp. Đa số các cuộc họp chìm đắm trong bầu không khí độc thoại của vài người có vị trí quan trọng. Còn nhân viên thì “im như thóc” hoặc có chăng thì “lí nhí” vài câu phát biểu yếu ớt.

Sao bạn không thử làm người mạnh dạn?

Thực ra, không phải ai cũng có thể mạnh dạn nói giữa đám đông, trước sếp lẫn bạn bè đồng nghiệp. Đa số các cuộc họp chìm đắm trong bầu không khí độc thoại của vài người có vị trí quan trọng. Còn nhân viên thì “im như thóc” hoặc có chăng thì “lí nhí” vài câu phát biểu yếu ớt.

Phát biểu trong cuộc họp

Tuy nhiên, sau cuộc họp thì sao? Mọi người bắt đầu bàn tán xôn xao. Nào là: “Tôi không hài lòng với cách xử lý của kế toán trưởng” hoặc “Sao mà ép nhân viên quá thế!” và “Trưởng phòng của mình chẳng biết thương nhân viên gì cả ”

Hàng loạt câu nói không hay mà lẽ ra, nếu mạnh dạn, thẳng thắn, bạn có thể phát biểu một cách “danh chính ngôn thuận” và biết đâu, sếp có thể giải quyết ổn thỏa.

8 cách giúp bạn tự tin đưa ra ý kiến của mình

Xác định mình sẽ trình bày ý kiến trong cuộc họp, bạn cần phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng:
Vấn đề bạn nói có thật sự cần thiết không? Nó có phải là điều mà đại đa số đồng nghiệp đang bức xúc không? Nếu nói ra sẽ có lợi/hại gì cho công việc và công ty ?
Lập ra một dàn ý khái quát, bạn sẽ trình bày bước nào trước, bước nào sau.
Nếu đó là việc có tính cạnh tranh, bạn cần nắm rõ một số chứng cứ chắc chắn rằng ý kiến của mình là đúng.
Đừng quên chuẩn bị một bộ cánh thật nghiêm túc để hình ảnh của bạn đẹp hơn, lời nói có giá trị hơn. Trong cuộc họp, sau khi sếp hỏi: “Có ai có ý kiến gì không?”, bạn hãy mạnh dạn hít thở thật sâu và bắt đầu.
Nhớ giữ bình tĩnh trong mọi tình huống. Chắc chắn, bạn sẽ “đụng độ” một vài câu hỏi chất vấn hoặc tranh cãi Nếu run, bạn sẽ thất bại và ngồi xuống với cảm giác xấu hổ.
Đứng thẳng và nói năng thât rõ ràng. Bạn không việc gì phải ấp úng, gãi đầu hay nói nhát gừng.
Cố không đưa mình vào thế bí. Nếu ai đó “vào cuộc”, phản bác lại ý kiến của bạn, đừng bao giờ nóng nảy cãi tay đôi. Bạn cứ nghe họ và nói: “Tất nhiên anh, chị có lý, nhưng theo chính kiến riêng của tôi ” Sau đó, cứ tiếp tục trình bày câu chuyện của mình trước mọi người.
Không nói rông dài. Tâm lý chung mọi người rất dễ căng thẳng trong cuộc họp, đa số muốn “kết thúc sớm”. Bạn sẽ trở nên “lố bịch” nếu kéo lê vấn đề.

Bạn nhận được gì sau cuộc họp

Chắc chắn đó sẽ là những điều tốt lành nếu bạn thành công.
Vấn đề khúc mắc sẽ được sếp giải quyết nếu thấy hợp lý.
Mọi người sẽ cảm thấy tôn trọng bạn hơn vì sự thẳng thắn.
Sếp sẽ đánh giá rất cao về bạn. Thông thường, những người mạnh dạn như thế là những ứng cử viên sáng giá cho các vị trí chủ chốt trong công ty.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay