Phát triển sự thèm muốn mạo hiểm

Lượt xem: 13,527

Trong những năm đầu thế kỷ XX, Henry Ford đã quyết định trả cho nhân viên của ông 5 đô la một ngày, nhiều gấp đôi mức trung bình. Cách làm này dựa trên một niềm tin đơn giản: nếu nhân viên được trả lương khá, chính họ có thể trở thành khách hàng của ông. Nhưng nếu phán đoán này sai, quyết định đó sẽ làm thiệt hại đáng kể đến tài chính của Ford. Liệu Henry Ford có quá mạo hiểm?

 

 

Ông "vua xe hơi" Henry Ford

Ông "vua xe hơi" Henry Ford

Ngày nay, nhiều nhà lãnh đạo trẻ và tham vọng phàn nàn khá giống nhau, rằng "Tổ chức của tôi không dám mạo hiểm". Họ không thích né tránh sự mạo hiểm và không chờ đợi sự an toàn tuyệt đối.

Mạo hiểm khác với đánh bạc

Chúng ta đã từng nghe những câu chuyện về các nhà lãnh đạo tổ chức, những người đã dám mạo hiểm và giành được phần thưởng lớn, tạo ra đế chế kinh doanh riêng của họ. Hãy nghĩ về các doanh nhân như Henry Ford, Fred Smith, Richard Branson, hay Rupert Murdoch. Họ đã sẵn sàng đưa ra các quyết định táo bạo cho dù kết quả không có gì chắc chắn hoàn toàn.

Chúng ta thường thích và bị ấn tượng bởi những thành tích của những người dám mạo hiểm. Tầm của sự mạo hiểm phải phù hợp với sự bù đắp tiềm năng và sự cá cược là điều mà tổ chức không cần thiết phải cố gắng.

Hầu hết các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tiến hành các cách tiếp cận cân bằng với sự mạo hiểm. Đó là họ chấp nhận rằng mạo hiểm vốn dĩ luôn gắn liền với tổ chức, nhưng họ cũng có sự phân biệt rõ ràng giữa mạo hiểm và đánh bạc.

Sống chung với mạo hiểm

Bạn có thể chấp nhận sự mạo hiểm mà đêm đêm vẫn ngủ ngon bằng việc học cách quản lý nó. Giải quyết sự mạo hiểm, việc trước tiên và tiên quyết, là một quá trình suy nghĩ. Bạn phải nghĩ về toàn bộ mạo hiểm mà bạn đang chấp nhận, chuẩn bị cho các kết quả tiềm ẩn và xem các dấu hiệu cảnh báo rằng niềm tin và sự đảm nhận của bạn là sai.

Những mẹo sau sẽ giúp bạn chuẩn bị cho sự mạo hiểm:

1. Lường trước hậu quả

Bạn phải rõ ràng về niềm tin và sự thừa nhận của bạn và nghĩ toàn bộ hậu quả tiềm ẩn của bất kỳ quyết định nào bạn đưa ra. Hãy hỏi bạn điều gì có thể trở nên sai trái trong các hoàn cảnh khác nhau, cả bên trong và bên ngoài, sau đó đánh giá hiệu quả tiềm ẩn và tầm quan trọng.

Mọi mạo hiểm đều có liên quan đến việc thừa nhận mà không được kiểm tra. Khi bạn thừa nhận, hãy nghĩ về những điều sẽ xảy ra nếu chúng không được thực hiện tốt. Ví dụ, bạn có tính đến điều gì sẽ xảy ra nếu một nhà lãnh đạo dự án chủ chốt rời bỏ tổ chức, hoặc nếu kỹ sư không thể tạo ra các đột phá về kỹ thuật?

Với khía cạnh bên ngoài, hãy xem điều gì sẽ xảy ra nếu giá cổ phiếu tăng? Điều gì sẽ xảy ra nếu như có những tai hoạ tự nhiên, biến động kinh tế, hoặc sự cạn kiệt các vật liệu thô cần thiết? Điều gì sẽ xảy ra nếu đối thủ cạnh tranh làm giống như vậy? Bạn càng suy nghĩ rộng mở, bạn càng gặp phải ít điều khiến bạn bất ngờ.

2. Làm thành nhiều dạng để giảm bớt mạo hiểm

Hãy nhìn vào bất kỳ mạo hiểm nào bạn. Bằng cách đó, bạn có thể bù đắp cho các quyết định liều lĩnh, các mạo hiểm, hoặc các sáng kiến mà không thể dự đoán trước được kết quả.

Hãy nghĩ về một CEO tiêu biểu và những mạo hiểm mà ông ta/bà ta đã quản lý ở bất kỳ thời gian nào. Công ty có thể đang đầu tư lớn để phát triển một kỹ thuật mới mà nó hy vọng sẽ được sử dụng cho một dòng sản phẩm mới (độ mạo hiểm cao), mở rộng số lượng cơ sở (từ trung bình tới độ mạo hiểm cao), thành lập một sự liên minh với công ty (mạo hiểm trung bình) và thay đổi bao bì (độ mạo hiểm thấp).

Nếu mọi sáng kiến có độ mạo hiểm cao, CEO có thể đang đặt toàn bộ công ty vào sự liều lĩnh quá mức. Trừ khi công ty đang đấu tranh để tồn tại, tốt nhất là từ một điểm đứng của tổ chức, hãy cân bằng sự mạo hiểm cao với một số lần cá cược an toàn hơn.

3. Xem các dấu hiệu cảnh báo

Nếu bạn thừa nhận, bạn đang vượt trong trò chơi trong việc phát hiện ra các dấu hiệu cảnh báo rằng mọi thứ sẽ đang không làm việc như bạn mong đợi. Hãy chỉ ra các điểm mà kế hoạch của bạn dựa trên chúng.

Đây là nơi các mạng lưới bên trong và bên ngoài tổ chức sẽ thực sự hỗ trợ. Nếu bạn vừa mạo hiểm giao một dự án kỹ thuật hàng đầu cho một người nào đó, bạn sẽ cần sự truyền thông thường xuyên để giữ liên lạc với người đó và để biét liệu người đó có phù hợp với công việc.

Nếu bạn dựa một quyết định đầu tư vào sự mở rộng mong đợi của khác hàng, hãy xem những điều xảy ra với khách hàng của khách hàng của bạn. Bạn càng biết sớm rằng sự thừa nhận của bạn là sai, bạn càng sớm hành động để ngăn chặn các hậu quả tiêu cực.

4. Hạn chế sự thiên lệch về tâm lý

Có những người khát khao sự mạo hiểm. Lại có những người né tránh mạo hiểm bằng mọi giá (dù mạo hiểm vẫn tìm đến họ). Bạn nên biết nơi nào bạn đáp xuống để có thể bảo vệ bạn khỏi những xu hướng xấu nhất của bạn.

Nếu bạn quá lạc quan, bạn giống như che đậy, bưng bít những đe doạ của những điều sẽ sai trái. Nếu bạn quá bi quan, bạn có thể đứng sững lại trước những điều tiêu cực. Và nếu bạn tham lam, bạn có thể bị dụ dỗ bằng những phần thưởng tiềm ẩn mà bạn coi thường mạo hiểm.

Một câu chuyện về sự mạo hiểm

Bạn có chậm đưa ra các quyết định? Nếu bạn cần sự chắc chắn trước khi bạn quyết định sẽ đi đường nào, bạn có thể mạo hiểm hơn bạn nghĩ. Trong thế giới đang thay đổi chóng vánh như hiện nay, đứng lại vẫn có thể là sự mạo hiểm lớn nhất trong tất cả.

 

 

 

 

Ông trùm truyền thông Rupert Murdoch

Ông trùm truyền thông Rupert Murdoch

Cứ cân nhắc xem mình phải chơi như thế nào để an toàn đã ảnh hưởng đến một số người tham gia trong ngành công nghiệp truyền thông khi tập đoàn truyền thông của Rupert Murdoch tiến hành những bước tiến đáng kể, xuất phát từ một tờ báo tỉnh lẻ đến “đế chế” truyền thông.

Ông trùm truyền thông Rupert Murdoch từng học ở Đại học Oxford và làm việc cho tờ Daily Express trong 2 năm. Sau đó, ông trở về Australia và thừa kế tờ báo tỉnh lẻ hạng hai - Tin tức Adelaide của cha mình - Keith Murdoch.

Mục tiêu của ông lúc bấy giờ là mang tờ Tin tức Adelaide vươn ra khỏi thị trấn Adelaide. Kể từ đó, ông từng bước sở hữu hết tờ báo này đến tờ báo khác ở khắp mọi nơi: ở Sydney là tờ Mirror, ở London là các hãng News of the World và the Sun, ở New York là tờ New York Post.

Rupert đã chấp nhận hết mạo hiểm này đến mạo hiểm khác, xây dựng News Corp thành một đế chế truyền thông quốc tế. Trong những năm 80, ông đối mặt với sự phản đối khắp nơi khi ông phát kênh Fox để cạnh tranh với các kênh đã được thiết lập.

Trong những năm 90, ông thành lập kênh truyền hình Fox News để cạnh tranh với CNN. Ngày nay, Fox News là kênh tin tức được xem hầu như 24 giờ.

Và trong năm 2005, Murdock giành được công ty mẹ của MySpace - trang web nổi tiếng dành cho những người trong độ tuổi vị thành niên và thanh niên. News Corp. đã tạo ra 580 tỉ đô la cho dù thực tế là mô hình kinh doanh trong thế giới số vẫn chưa rõ ràng.

Hướng suy nghĩ về phía trước, không phải chỉ run sợ

Rất nhiều tổ chức ngang hàng với tờ báo của Murdoch đã chậm mở rộng vượt quá lĩnh vực in ấn. Họ rón rén bước vào thế giới số bằng việc tạo ra những điều là phiên bản điện tử của báo in, và tự tìm cách đứng sau như là việc nâng tiền quảng cáo tớ truyền thông kỹ thuật số.

Trong khi đó, thành viên của Myspace đã tăng lên khi được mua lại bởi News Corp. Trong mùa hè 2006, Myspace là trang web số 1.

Sau 1 năm mua nó với giá thấp hơn 1 tỉ đô la, News Corp. đã thoả thuận với Google để trả ít nhất 900 triệu đô la từ năm 2007 tới 2010 để lấy quyền cung cấp các dịch vụ tìm kiếm và bán quảng cáo. Không biết các tập đoàn truyền thống khác sẽ khó khăn như thế nào để có thể bắt kịp News Corp.

Thậm chí khi News Corp. đã mở rộng vào lĩnh vực truyền hình và truyền thông số, nó vẫn tiếp tục xuất bản báo. Murdock thích thú phát hiện ra các cơ hội, và không ngại chấp nhận mạo hiểm. Điều đó chứng tỏ rằng ông ta là một nhà lãnh đạo, không phải là một người chỉ run sợ.

 

 

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay