Phỏng Vấn Gởi cho bạn bè Bản để in Phản Hồi - cũ
Lượt xem: 1,104Cho nhà tuyển dụng thấy bạn có tầm nhìn rộng: Mỗi ứng viên khi tham gia tuyển dụng đều có một thế mạnh riêng. Người chiến thắng là người biết vượt qua giới hạn “một” đó và thể hiện tốt kiến thức mà họ có.
Thu thập thông tin: Bạn nên tìm hiểu trước để biết rõ thông tin về công việc mà bạn đang ứng tuyển cũng như công việc của người quản lý ở cấp cao hơn, mối quan tâm của người quản lý đó... Hãy cố gắng đưa những thông tin bạn đã tìm hiểu được trước đó đan xen vào buổi phỏng vấn.
Chuẩn bị giải pháp cho một số tình huống thường gặp: Nhà tuyển dụng muốn có một nhân viên có tư duy sáng tạo, có sẵn nhiều giải pháp cho các vấn đề thường gặp trong công việc. Bạn có thể chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy khả năng của mình bằng cách đưa ra vài trường hợp bạn đã từng làm và thành công trước đây.
Thể hiện bản lĩnh của bạn: Các nhà quản lý cấp cao cần có những nhân viên dám nói thẳng, dám đưa ra ý tưởng và tự tin khẳng định chúng. Bạn có thể thuyết phục nhà tuyển dụng bằng những câu chuyện kể về khoảng thời gian đầu bạn đi làm, những khó khăn bạn đã trải qua... cho thấy ý chí và bản lĩnh của bạn trong cuộc sống và công việc.
Thể hiện sự nhún nhường khi cần: Khi được hỏi: “Bạn cảm thấy thế nào khi sếp không sử dụng ý tưởng của bạn?”, bạn có thể trả lời rằng bạn biết quyết định của sếp đều vì lợi ích của công ty và có lẽ ý tưởng của bạn còn thiếu sót...
Biết lắng nghe: Học cách lắng nghe ở đây nghĩa là bạn phải thể hiện được bạn không phải là người quá nhút nhát nhưng cũng không phải người quá tự tin luôn lấn át mọi người. Tốt nhất nên thể hiện bạn là người điềm tĩnh, từ tốn, không quá nóng vội tới mức cắt ngang lời người khác.
Thể hiện thái độ lạc quan: Có thể bạn còn một số thiếu sót về khả năng làm việc nhưng nếu tỏ thái độ lạc quan và tích cực trong công việc, bạn sẽ “ghi điểm” trước nhà tuyển dụng. Đặc biệt, bạn không nên chỉ trích bất kỳ điều gì về những người sếp cũ ngay cả khi nhà tuyển dụng chủ động khuyến khích bạn nói ra.