Phỏng vấn thành công nhờ đâu?
Lượt xem: 17,608Để tìm ra được ứng viên hoàn hảo, ngay đầu tiên nhà tuyển dụng và ứng viên đã có sự “chạm trán” đầy căng thẳng, đó là phỏng vấn. Muốn trở thành ứng viên lý tưởng trong mắt nhà tuyển dụng, bạn phải học cách kiểm soát cuộc phỏng vấn một cách thoải mái.
Dưới đây là 5 chiến lược quan trọng giúp bạn đi đến thành công:
Thuyết phục chứ không phải kể chuyện
Phỏng vấn chính là thời điểm bạn quảng bá những thành công mình đạt được, chứ không chỉ đơn thuần kể ra các thành tích ấy. Ví dụ, nếu được hỏi: “Ở công ty cũ bạn đã quản lý bao nhiêu người?”, câu trả lời thường nhanh chóng đưa ra: “Tôi có 35 người dưới quyền”.
Thế nhưng, bạn nên đáp lại ấn tượng hơn như: “Nhân viên của tôi gồm có 35 chuyên viên và trợ lý. Tôi không chỉ có trách nhiệm quản lý họ mà còn phải điều hành tất cả các hoạt động tuyển dụng, thiết lập lương bổng, phân chia tiền thưởng, cũng như thực hiện quá trình đánh giá và đề ra những nhu cầu bố trí công nhân viên dài hạn. Thêm vào đó, đội của chúng tôi còn đạt thành tích tăng sản lượng hàng năm lên hơn 35% chỉ trong một năm”.
Biến nhược điểm thành khuyết điểm
Bạn sẽ làm gì nếu nhà tuyển dụng hỏi bạn về kinh nghiệm làm việc với bảng tính Excel trong khi bạn chưa một lần thử? Đừng chỉ đơn giản nói bạn không biết, thay vào đó, hãy sử dụng những kinh nghiệm liên quan để minh họa cho những hiểu biết về vấn đề đó.
Ví dụ, bạn có thể trả lời: “Tôi có rất nhiều kinh nghiệm về thiết kế những bảng tính hình sen, vì vậy tôi chắc rằng việc học hỏi thêm về Excel sẽ không phải là trở ngại lớn”. Tuy nhiên, trong thời gian sau bạn phải chứng tỏ bản thân với những kiến thức mới mình tiếp thu.
Từ lớn tới nhỏ
Khi được hỏi về kinh nghiệm đã có, bạn nên sử dụng chiến lược “từ lớn tới nhỏ” để sắp xếp các suy nghĩ, phản ứng một cách liền mạch và giúp nhà tuyển dụng dễ dàng hiểu từng kinh nghiệm cụ thể của bạn.
Bắt đầu với những kinh nghiệm “hoành tráng”, với cái nhìn tổng quan về quản lý mua bán doanh nghiệp và đầu tư dự án - sau đó là miêu tả ngắn về mục tiêu chung và kinh nghiệm chiều sâu bạn có.
Tiếp đến, bạn trình bày các chi tiết nhỏ về 2 hoặc 4 thành tích liên quan.
Ngoài ra, đó còn là những ảnh hưởng của bạn đến các cuộc đàm phán, giao dịch… và cuối cùng bạn nên kết thúc với câu nói: “Đó là những gì tôi biết và những gì tôi có thể đảm nhiệm tốt.”
Nhớ rằng bạn đã vượt qua bài kiểm tra đầu tiên
Bạn lo lắng. Bạn đang ngồi trong phòng họp với các giám đốc và chủ tịch của công ty. Vậy thì hãy hít thở thật sâu và nhớ rằng bạn đã thành công trong lần kiểm tra đầu tiên, đó cũng là lý do tại sao bạn được ngồi đây trước sự phỏng vấn của các quan chức cấp cao.
Họ có quan tâm đến bạn nên họ mới dành thời gian lắng nghe bạn trình bày. Do đó, bạn đang nắm phần chủ động, điều quan trọng là bạn phải bình tĩnh nữa mà thôi.
Chủ động
Bạn đang tiến gần đến phần cuối của quá trình tuyển dụng, và mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm trong việc quản lý dây chuyền cung cấp - chủ đề này chưa được nhà tuyển dụng đưa ra. Thế nhưng bạn vẫn có thể chủ động thiết lập bằng cách nói: “Trước khi kết thúc, tôi xin chia sẻ một ít thông tin mà tôi nghĩ rất thiết thực”. Sau đó, bạn trình bày những ý kiến, quan điểm của mình. Việc bạn nắm thế chủ động trong suốt cuộc phỏng vấn giúp đảm bảo tất cả những gì bạn thể hiện đều có giá trị.