Phòng xa sự thất nghiệp
Lượt xem: 13,8321. Xây dựng quỹ tiết kiệm khẩn cấp
Hầu hết điều đầu tiên mà các chuyên gia sẽ khuyên bạn là nên cắt giảm và tiết kiệm các khoản chi phí sinh hoạt cơ bản như việc mua bán thực phẩm, tiết kiệm điện, nước. Khoản tiền thu được từ sự tiết kiệm này sẽ tạo thành một tài khoản tiết kiệm gửi ngân hàng có lãi suất cao.
2. Trả nợ
Cố gắng trả bất kỳ khoản nợ với lãi suất cao, nếu không thể hãy cố gắng chuyển sang hình thức lãi suất thấp hơn để tiền lãi không “ngốn” quá nhiều chi phí của bạn trong khi tiền vay gốc vẫn chưa được trả.
3. Giảm chi phí đắt đỏ
Với chi phí giá cả hiện nay, hãy lựa chọn phương tiện đi lại tiết kiệm cho bạn nhất, hạn chế những kế hoạch với kỳ nghỉ đắt tiền. Trước khi mua bất cứ thứ gì, hãy tự hỏi nó có cần thiết và hữu dụng không, có thể thay thế bằng loại khác vẫn tốt và rẻ hơn không. Cắt giảm những bữa ăn ở ngoài bằng thực phẩm tự nấu nướng, vừa rẻ vừa an toàn. Việc giảm chi phí này có thể giúp bạn trả hết nợ và xây dựng được quỹ tiết kiệm khẩn cấp.
4. Luôn kết nối
Giữ liên lạc và địa chỉ thường xuyên với bạn bè có thể thông qua email hay điện thoại. Tham dự các buổi gặp mặt, các khoá học chuyên nghiệp mà bạn cho rằng đó là cơ hội tốt để giao lưu học hỏi, nâng cao trình độ, tìm kiếm cơ hội tốt để có thêm những mối quan hệ mới, tăng cường nối kết mối quan hệ cũ. Hãy sẵn sàng giúp đỡ khi bạn bè khi họ cần, họ sẽ có nhiều khả năng giúp lại bạn khi bạn gặp khó khăn hoặc muốn tìm một công việc thích hợp hơn.
5. Bảo hiểm
Nếu bạn thất nghiệp, bạn sẽ làm gì với bảo hiểm y tế của mình khi công ty bạn đang làm ngừng đóng bảo hiểm cho bạn? Hãy cân nhắc việc này và luôn đảm bảo cho mình có bảo hiểm sức khoẻ y tế phòng trường hợp ốm đau sẽ rất tốn tiền viện phí.
6. Bồi dưỡng kiến thức
Tận dụng lợi thế của bất kỳ cơ hội đạo tạo nào mà công ty bạn đưa ra, tham gia các khoá học mà công ty cung cấp. Thậm chí nếu công ty bạn không có những khoá học nâng cao nghiệp vụ thì tự tìm kiếm cơ hội để trau dồi kỹ năng của riêng mình. Bạn sẽ làm cho mình càng có giá trị hơn trong vị trí hiện tại và tự tin hơn nếu có cơ hội mở để thăng tiến.
7. Cập nhật thông tin
Hãy chắc chắn rằng bạn luôn nắm vững kiến thức và kỹ năng của mình cũng như ghi chép lại bất kỳ sự kiện quan trọng hay thành tựu nào đáng kể. Cập nhật thông tin và giữ thông tin liên lạc với người có thể cung cấp cho bạn những tài liệu tham khảo tích cực, bạn sẽ luôn cần dùng đến những thông tin hữu ích từ họ đấy.
8. Đừng tìm kiếm một công việc mới từ công việc hiện
Sếp của bạn có thể kiểm tra bạn đang làm gì với trang thiết bị của công ty hoặc sự nối kết internet từ văn phòng, vậy nên đừng vào các trang tìm kiếm việc làm trên web hoặc không thoát khỏi email sau khi kết thúc công việc. Hãy giữ những gì của cá nhân riêng tư ở nhà với thời gian của riêng bạn.
9. Tâm sự với bạn đời
Luôn giữ giao tiếp cởi mở với người bạn đời của bạn, nghỉ ngơi cùng gia đình. Bằng cách này bạn có thể làm việc cùng nhau để chuẩn bị cho mọi thứ từ tinh thần đến vật chất một cách tốt hơn nếu như lỡ có bị thất nghiệp. Đặc biệt sự chia sẻ luôn gắn kết tình cảm gia đình lại với nhau và dù không có chuyện gì bạn sẽ luôn thấy mình là người hạnh phúc và đem hạnh phúc đến cho bạn đời.
10. Suy nghĩ tích cực
Suy nghĩ lạc quan và tích cực bạn sẽ tìm được cái hay trong cái không may xảy đến với mình và dù việc gì có xảy ra mà bạn đã có sự chuẩn bị trước thì việc đón nhận nó luôn dễ dàng hơn.