Phương cách lãnh đạo thành công
Lượt xem: 12,604Đưa ra nhiều thông tin phản hồi. Đừng chờ đến lúc nhân viên làm việc tốt hay xấu thì mới đưa ra những thông tin phản hồi. Phản hồi đúng lúc, theo định kỳ với vai trò là một người lãnh đạo hãy chỉ huy thật tốt và loại đi cách cư xử không tốt với nhân viên. Đừng để dồn dập nhiều thông tin. Phản hồi bằng e-mail, hay trực tiếp thảo luận với họ.
Tránh xúc động mạnh trong các cuộc tranh luận. Luôn kiểm soát được thái độ và điềm tĩnh giải quyết sáng suốt mọi vấn đề với cấp dưới, đó là phong cách của một nhà cầm quân được nhân viên tôn trọng. Nóng nảy, áp đặt uy quyền cho nhân viên sẽ dẫn đến mọi vấn đề trở nên trầm trọng hơn và làm giảm mối quan hệ đó. Kế hoạch dẫn đầu bao trùm lên những vấn đề nhạy cảm trong mọi phương pháp mà không làm trầm trọng thêm tình huống đó là, luôn tự chủ với mọi sự phản ứng, và đừng bao giờ cho phép cuộc thảo luận quay vào việc lăng mạ bất cứ một nhân viên nào trong cuộc đối thoại.
Sự ân cần là một đức tính tốt. Duy trì sự ân cần và tử tế vào mỗi ngày, qua cách đối xử với nhân viên. Thể hiện sự ân cần với nhân viên sẽ làm tăng thêm tinh thần và năng suất lao động trong họ. Một món quà hay một tấm card điện thoại có thể duy trì lâu dài và việc cải thiện mối quan hệ tốt với cấp dưới.
Thường xuyên giúp nhân viên đánh giá tiến độ công việc theo lịch trình. Các nhân viên thường đầu tư rất nhiều cho công việc của họ, và họ sẽ có cảm giác lo lắng khi sắp hết năm rồi mà không biết tiến độ họ làm có kịp với kế hoạch đề ra không. Hãy giúp nhân viên của bạn xua tan những lo lắng về áp lực ngày tháng. Rất nhiều nhân viên thường ca thán rằng sếp của họ chẳng bao giờ theo dõi tiến độ công việc của họ, thậm chí là quên luôn cả sự có mặt của họ ở công ty. Nhân viên cần sự phản hồi để biết liệu những gì họ đang làm có phù hợp với kế hoạch không và họ cần cải thiện điều gì.
Hãy ý thức về thái độ của bạn. Có rất nhiều phong cách quản lý, nhưng với bất kỳ phong cách nào thì bạn cũng cần ý thức về sự nhìn nhận của người khác đối với bạn. Thiếu sự tương tác với nhân viên, khi gửi một thông điệp cho nhân viên, bạn rất dễ mắc sai lầm khi suy từ mình ra, rằng mình có thể vui vẻ chấp nhận thông điệp ấy thì nhân viên của mình cũng vậy. Thậm chí bạn đang gửi một thông điệp tồi mà bạn cứ nghĩ rằng đó là một thông điệp tốt. Kinh nghiệm cho thấy những người quản lý hay gần gũi, trò chuyện với nhân viên, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhân viên là những người thành công nhất. Tuy nhiên, bạn cũng cần dung hòa giữa nhu cầu của công ty và nhu cầu cá nhân.