Quản lý giỏi: Đơn giản thôi!

Lượt xem: 12,632
Làm thế nào chúng ta có thể nhận ra một nhà quản lý tài năng trong đám đông? Hãy nhìn vào một khung cảnh hỗn loạn, bạn sẽ thấy nhà quản lý tài năng chính là người nổi bật lên trên sự hỗn loạn và lập lại trật tự vốn có.


Họ dường như được sinh ra trong những tình huống khủng hoảng nhất và khắc chế được sự khủng hoảng đó. Bởi vì bẩm sinh họ đã thích được thử thách và cảm thấy rất hưng phấn khi chiến thắng. Nhưng một nhà quản lý giỏi còn cần phải thể hiện được vai trò của mình với nhân viên. Chúng tôi đưa ra một số bí quyết để trở thành nhà quản lý giỏi:

Chú ý đến môi trường xung quanh

Bạn cần nhớ là cấp dưới luôn cố giải mã ngôn ngữ cơ thể, âm hưởng giọng nói, nét mặt của sếp để biết cách cư xử cho phải phép. Vì vậy, bạn không cần phải là bạo chúa để buộc nhân viên chăm chỉ. Môi trường làm việc thân thiện, vui vẻ sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Đơn giản vì khi tinh thần thoải mái, nhân viên của bạn sẽ không dành thời gian để thất vọng, chán nản hoặc than phiền về cấp trên.

Khen thưởng công khai, phê bình kín đáo

Nếu bạn định khen ngợi một nhân viên vì kết quả công việc tốt thì nên tuyên dương người đó trước mặt "bá quan văn võ". Một điều quan trọng nữa là bạn cũng nên chỉ cho người đó biết lý do của mình được khen. Ví dụ: Thay vì chỉ nói chung chung: "Cậu/Cô làm tốt lắm, cứ tiếp tục như thế nhé!", bạn nên trình bày rõ ràng: "Báo cáo đó cô/cậu làm rất tốt, phân tích rất sắc sảo".

Những người sếp tệ có lẽ là người xem thường cấp dưới bằng việc làm bẽ mặt họ trước đồng nghiệp khác. Dần dần, những người này sẽ đánh mất niềm tin vào giá trị bản thân làm việc của họ. Phê bình về kết quả công việc hay cách hành xử của nhân viên dưới quyền nên được tiến hành kín giữa bạn và nhân viên ấy mà thôi.

Mở rộng phạm vi quan hệ xã hội của mình

Lãnh đạo giỏi thường là người luôn cố gắng để có ảnh hưởng với tất cả mọi người, từ thành viên hội đồng quản trị cho đến chị lao công. Vì khi tiếp cận với nhiều kiểu người, nhiều nền tảng văn hóa khác nhau bạn sẽ sở hữu không ít quan điểm, cách nhìn cởi mở hơn. Cách tốt nhất để mở rộng mối quan hệ là hãy tham gia vào các buổi lễ, hội họp của công ty. Ngoài ra, bạn nên tranh thủ học hỏi những kinh nghiệm nằm ngoài phạm vi xã hội, văn hóa của mình. Học được cách nhìn mọi việc với cái nhìn của người khác sẽ trang bị cho bạn khả năng ứng biến linh hoạt trước những vấn đề cần giải quyết.

Hạn chế các mối quan hệ cá nhân

Bạn cần tạo cho nhân viên cảm giác rằng họ có thể tìm đến bạn bất cứ lúc nào nhưng duy trì tình bằng hữu quá thân thiết với nhân viên không phải là ý hay. Kết cục của sự thân mật quá mức này là đến lúc nào đó, các nhân viên không còn tôn trọng cấp trên nữa.

Rất khó để xác định thế nào là gần gũi hợp lý và thế nào là quá gần gũi trong mối quan hệ cấp trên - cấp dưới. Tuy nhiên, nhà quản lý cần tự hỏi bản thân xem liệu mình có thể thực sự vạch ra được ranh giới giữa công việc và bạn bè hay không?

Hãy thương nhân viên như thể thương thân

Là nhà quản lý, bạn được đánh giá không chỉ bởi hiệu quả công việc mà còn ở chỗ xây dựng được đội ngũ nhân viên ra sao. Bạn cần tạo điều kiện để nhân viên chứng tỏ năng lực và quan trọng là phải lắng nghe ý kiến, công tâm đánh giá đúng công sức lao động của họ. Nếu bạn muốn nhân sự tôn trọng, đừng bao giờ tỏ ra tham lam, lúc nào cũng chăm chăm vơ lấy mọi hào quang về mình.

Không nuôi dưỡng vây cánh trong văn phòng

Chẳng người nào muốn mình là nhân viên hạng hai chỉ vì không được lòng sếp. Chính vì vậy, nếu muốn trở thành một vị sếp được tất cả nhân viên nể phục, bạn phải chắc chắn rằng mọi thưởng phạt của mình thật công tâm. Hãy xem xét kết quả công việc của nhân viên chứ đừng dựa vào sự nịnh hót và những lời đường mật mà họ rót vào tai bạn mỗi ngày.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay