“Quản lý” lại ông chủ, tại sao không?
Lượt xem: 14,150“Quản lý” lại ông chủ để giữ niềm vui và năng suất trong công việc. Nếu ông chủ dưới hoặc trên tầm quản lý của bạn, bạn có thể làm gì để đạt được những điều mình cần từ họ? Và bạn có thể làm thế nào “quản lý” họ hiệu quả để luôn cảm thấy vui vẻ và làm việc đạt năng suất cao?
Hầu hết mọi người đều cho rằng quản lý ai đó, nhất là cấp trên của mình trong công việc là “con đường một chiều”. Họ nghĩ rằng chỉ có ông chủ của họ mới có quyền quản lý mà lại quên mất một điều: chính những ông chủ đó cũng cần sự quản lý của bạn.
Các lãnh đạo đôi khi cũng cần được quản lý bởi chính nhân viên của mình bởi lẽ đôi khi họ cũng rơi vào tình trạng trên hoặc dưới tầm kiểm soát nhân viên. Ví như, họ trên tầm quản lý của người cấp dưới, quản lý vi mô và tiếp tục kiểm soát quá trình tiến triển của công việc. Hoặc, họ nằm dưới tầm quản lý: không đưa ra cho nhân viên đủ phương hướng, cụ thể và thông tin phản hồi.
Những vấn đề kiểu như trên xảy ra thường xuyên hơn so với những gì bạn có thể tưởng tượng vì vô vàn những lý do khác nhau. Ví dụ, những nhà quản lý thường được thăng tiến dựa trên sự tinh thông về kỹ thuật và hiếm khi được đào tạo để có những kỹ năng thành thạo quản lý nhân viên. Hay nhiều khi họ thiếu những mẫu hình lý tưởng trong vai trò của người quản lý nên phản ứng như thế nào với những điều kiện ngoại cảnh khác nhau, và vai trò lãnh đạo được thể hiện như thế nào? Cuối cùng nhưng không phải kém quan trọng, họ ít khi thu nhận được những phản hồi cụ thể từ nhân viên của mình một cách đúng lúc về việc họ sẽ làm như thế nào.
Nếu bạn có một ông chủ cần được quản lý vì một trong số những lý do đã đề cập ở trên, thì đây chính là một số việc hữu ích bạn có thể làm để cải thiện mối quan hệ của bạn với họ.
Hãy đặt bản thân vào tình cảnh của họ
Hãy cố gắng tìm hiểu những thách thức mà ông chủ của bạn đang phải đối mặt và tìm ra những dạng áp lực mà ông chủ của bạn đang phải chịu. Điều này có thể làm lên sự khác biệt đáng kể trong việc tìm hiểu tại sao ông chủ của bạn sẽ không quản lý bạn một cách thích đáng.
Cung cấp những phản hồi tích cực
Hãy dành cho người quản lý của bạn những phản hồi tích cực về những điều đang làm cho quan hệ giữa bạn và họ tốt hơn lên. Ví như, hãy nói rằng: “Cảm ơn vì đã trả lời ngay lập tức khi tôi cần sự giúp đỡ của ông trong tình huống cấp thiết từ phía khách hàng. Khách hàng của tôi rất hài lòng với cách giải quyết đó và sự giúp đỡ của ông thực sự là công cụ hữu hiệu để giữ chân khách hàng này.”
Đưa ra mục tiêu cấp tiến
Khi bạn muốn ông chủ thay đổi hành vi ứng xử, thay vì đưa ra những phản ứng về những điều không thể thực hiện trong quá khứ, hãy tập trung vào mục tiêu bạn mong muốn họ sẽ làm trong tương lai. Việc chuyển đổi mục tiêu từ quá khứ sang tương lai sẽ giúp bạn duy trì được quan điểm tích cực. Tập trung vào quá khứ và những điều chưa thực hiện được có thể thường tạo ra cảm giác chống đối và tức giận. Nếu như hướng mục tiêu về phía tương lai, bạn sẽ tạo ra một không khí tích cực giúp cho ông chủ của bạn thay đổi hành vi ứng xử nhanh hơn.
Hãy là người gương mẫu
Nếu bạn muốn ông chủ làm một số việc nào đó, hãy tự mình thực hiện chúng. Ví như, nếu ông chủ của bạn cần cải thiện kỹ năng lắng nghe, bạn nên thực hành kỹ năng này trong các cuộc nói chuyện với ông ta. Ông chủ sẽ sớm nhận ra cách ứng xử của bạn và cư xử sao cho thích hợp với những điều bạn đang làm.
Cuối cùng, hãy nhớ kỹ rằng, đúng thời điểm những nhà quản lý cần thay đổi phong cách lãnh đạo của họ sao cho thích nghi với người mà họ đang phải đối mặt, thì bạn hãy “quản lý” lại họ. Bạn không thể quản lý tất cả những ông chủ của bạn theo cùng một cách. Hãy cố gắng tìm hiểu xem đâu là phong cách lãnh đạo họ ưa thích, bạn có thể gây ảnh hưởng với họ như thế nào, điều gì cần làm và điều gì không nên làm đối với họ. Nếu bạn làm tốt công việc và dành thời gian để chuẩn bị kế hoạch hành động, thì sẽ sớm gặt hái được kết quả như ý.