Quản lý mối quan hệ với sếp
Lượt xem: 14,716Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Mối quan hệ giữa bạn với sếp có thể là tác nhân đầu tiên góp phần làm cho công việc của bạn trở nên dễ chịu hay bị áp lực. Sếp chính là người quyết định mức lương, cấp bậc, chức vụ của bạn và có thể còn đóng một vai trò quan trọng trong trạng thái tinh thần của bạn.
Sai lầm trong tư duy quản lý truyền thống là chỉ có cấp trên mới quản lý cấp dưới. Tuy nhiên, hầu hết các nhà quản lý thành công đều là những người trao quyền và tạo điều kiện tốt nhất cho cấp dưới có thể quản lý được sếp của mình tạo nên một sự thấu hiểu giữa hai bên.
Nhưng đi kèm với việc trao quyền này là một loạt các trách nhiệm mà bạn phải đảm nhận. Những trách nhiệm này đòi hỏi bạn phải có khả năng quản lý sếp và đáp ứng sự mong chờ của ông ta. Điều này trở nên hết sức quan trọng để tạo ra một không khí làm việc lành mạnh, có động lực.
Một số sếp thường thiếu sự tinh ý và không đếm xỉa tới sự tiến triển của người khác. May mắn là những kiểu sếp như thế không làm việc được lâu dài và thường là cuối cùng bạn sẽ vượt họ. Tuy nhiên đa số lại là các lãnh đạo đều tử tế và công bằng, họ cũng chịu sự quản lý của một cấp cao hơn. Ảnh hưởng dạng domino này chính là nguyên nhân gây ra sự căng thẳng và xích mích trong công sở.
Một số người vượt qua rắc rối này bằng cách báo cáo trực tiếp lên sếp cấp cao nhất. Trong tình huống này, bạn cần không lo lắng gì về sự thăng tiến, tranh giành bên dưới hay được thừa nhận; bạn báo cáo trực tiếp tới cấp cao nhất và anh ta sẽ biết được ai làm gì và điều gì cần chỉnh sửa. Nếu bạn cần sửa đổi điều gì đó, bạn sẽ biết rõ. Nếu bạn làm cái gì tốt, bạn sẽ vẫn có thể làm tốt hơn nhưng ít nhất bạn sẽ nhận được sự chú ý từ nhà quản lý cao nhất.
Chỉ có rất ít phần trăm số nhân viên có được cách giải quyết tốt đẹp này; hầu hết nhân viên nắm giữ vài chức vụ quản lý giữa họ với nhau. Đó là lý do tại sao khái niệm quản lý sếp có vẻ như xa xôi. Nhưng không có nghĩa là không thể thực hiện được, và sau đây là vài lời khuyên cho bạn.
Hiểu được vai trò của sếp
Điều đầu tiên bạn nên làm đó là điều tra về những gì mà người khác làm. Điều này tỏ ra đặc biệt hữu ích vì nó cung cấp cho bạn cái nhìn tổng thể về vai trò của một người và giúp bạn có thể đoán được anh ta trông đợi điều gì từ bạn nếu bạn được giao công việc.
Sau đó, không phải tất cả các cấp lãnh đạo đều có vai trò như nhau. Nếu sếp của bạn phụ trách về bán hàng, anh ta sẽ phải nhắm tới kế hoạch về doanh số. Nếu bạn báo cáo với sếp, tốt nhất là bạn nên nhấn mạnh vào doanh số riêng bạn đạt được. Trong trường hợp này, doanh số của bạn có vẻ khả quan và hãy làm cho ông ta cảm thấy hài lòng hơn. Nhưng nhiệm vụ chính vẫn là xác định điều gì nơi bạn được sếp mong đợi để vượt lên cả sự mong đợi đó.
Liệu có phải sếp muốn bạn làm doanh số đạt tới 1 triệu USD mỗi quý? Mặc dù lẽ ra ông ta nên nói điều này với bạn song bạn vẫn có trách nhiệm phải tìm ra nó. Vấn đề lớn hơn là điều gì làm cho ông ta quyết định bạn có khả năng đạt được 1 triệu USD đó.
Một ví dụ tương tự trong ngành dịch vụ: nếu sếp của bạn quản lý bộ phận chăm sóc khách hàng cho một doanh nghiệp tài chính còn bạn thì quản lý một nhánh trong bộ phận đó, ngoài việc bạn buộc phải đạt tới mức trung bình của cả bộ phận bạn còn nên giúp đỡ anh ta. Và nếu bạn giúp anh ta, sau này anh ta có thể giúp bạn. Một ngày nghỉ hay vài ngày chậm tiến độ của bạn sẽ dễ được anh ta chấp nhận hơn. Sự thực là trong kinh doanh (và trong cả cuộc sống nữa), người ta thường chỉ quan tâm tới những điều mà bạn có thể làm cho họ.
Trong một trường hợp khác, bạn có thể phải đảm nhiệm nhiều việc phụ hơn tới nỗi trách nhiệm chính của bạn có thể lấn sang cả những công việc về hành chính. Bạn cảm thấy mình toàn phải làm những việc không giống với nhiệm vụ bán hay dịch vụ khách hàng kể trên khiến cho việc chính của bạn bị đình trệ.
Trong hai trường hợp này, biết rõ vai trò của sếp chưa đủ, điều quan trọng hơn là bạn phải xác định được bạn phải đóng vai một ngôi sao hay một nhân vật phụ. Sau tất cả, bản chất con người là tự hào về bản thân, vì vậy đôi khi vượt qua sếp lại trở thành điều rất nguy hiểm, đặc biệt là đối với những sếp thuộc trường hợp ngoại lệ.
Biết được vai trò của bạn
Tuy nhiên, cuối cùng bạn cũng nên cố gắng trở thành ngôi sao. Những nhà quản lý nhân sự tốt nhất là những người tuyển được nhân viên thông minh hơn, nhanh nhẹn hơn và khéo léo hơn họ. Vì vậy tốt hơn là dự định trở thành ngôi sao một khi bạn đã lọt qua vòng tuyển dụng.
Chìa khoá ở đây là hiểu được sếp mong đợi gì ở bạn để có thể đáp ứng một cách tốt nhất.
Chế ngự sếp
Bạn và sếp có thể có những ý kiến xung đột khi bàn bạc công việc kinh doanh. Ý kiến của bạn không được sếp tán thành tuy nhiên dù sao bạn cũng là người dưới quyền. Sự tiếm quyền hoặc cứ tự mình làm theo ý mình sẽ không có lợi cho bạn.
Bạn phải cố gắng làm cho sếp thay đổi quan điểm và đánh giá cao hơn ý kiến bạn đề xuất. Cần phải hiểu rằng, để đạt được điều đó, bạn phải biết rõ sếp cũng như hiểu những gì mà sếp mong đợi từ đó lựa cách đưa ra ý kiến, dẫn dắt nó về điều mà sếp quan tâm.