Quản lý sếp

Lượt xem: 14,179

“Cấp trên cũng là con người và như vậy họ cần được hỗ trợ, động viên”, Nghe có vẻ ngược đời, nhưng đọc rồi, bạn lại thấy có lý! Khi bạn và sếp cùng làm chung ê-kíp, sự thành công của nhóm phụ thuộc vào cả hai người. Nếu chỉ có một mình sếp quản lý bạn, làm sao hiểu và hỗ trợ nhau? Bạn cần phải học cách "quản lý" cấp trên, nghĩa là hiểu đúng về sếp để sự hợp tác trong công việc được trôi chảy hơn.

Quản lý sếp

1. Sếp của bạn thuộc mẫu người như thế nào?

Một khi để hiểu rõ "phần cơ bản" ấy, bạn sẽ có cách làm việc thích hợp. Chẳng hạn: Nếu sếp rất nóng tính, bạn hãy biết làm im lặng khi có "sóng gió". Chờ khi sếp nguội hẳn, bạn tha hồ giải thích, trình bày quan điểm. Còn nếu sếp là người độc đoán, bạn đừng dại mà khăng khăng bảo vệ ý kiến riêng của mình...

2. Sếp là người của buổi sáng hay buổi chiều?

Bạn cần tinh tế để ý đến các động thái, biểu hiện của sếp. Ví dụ, mỗi buổi sáng, nếu thấy gương mặt sếp "hình sự", đừng đề nghị bất cứ điều gì. Hãy để lúc khác. Ngoài ra, bạn có thể chú ý xem sếp thường dễ dàng "gật đầu" vào lúc nào... để tiếp cận.

3. Có phải bạn đang giúp sếp hoàn thành mục tiêu?

Bạn có thể trợ lực cấp trên khi thực sự am hiểu mục tiêu "tối thượng" hiện nay của sếp là gì.

4. Cấp trên mong đợi ở bạn điều gì nhất?

Trước hết, hãy trình bày cho sếp biết kế hoạch làm việc của bạn. Sau đó, bạn hỏi: "Tôi nên làm điều gì trước tiên để có lợi cho công việc của chúng ta?". Ngay lập tức, bạn sẽ biết mình nên làm gì.

5. Bạn có hết mình với công việc và đồng nghiệp chưa?

Đó là cách tốt nhất để bạn biết sếp đối với mình như thế nào. Nếu không tận tâm với công việc, bạn sẽ chẳng nhận được bất cứ ưu đãi nào từ sếp và công ty.

job tags/ skills:

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay