Quan niệm của Napoleon về lãnh đạo
Lượt xem: 20,943Mọi vị tướng tài đều biết rằng, quân lính mới chính là người mang lại chiến thắng. Các nhà lãnh đạo vĩ đại là những người nắm vững nguyên tắc cơ bản này. Napoleon Bonaparte cũng là một trong số đó.
Có rất nhiều quan điểm của Napoleon vẫn còn phù hợp với những người lãnh đạo trong thế giới ngày nay:
Gắn kết về mặt cảm xúc: Trái tim cần cảm xúc cũng giống như cơ thể cần ăn uống vậy. Trước trận chiến ở Kim tự tháp (1797) giữa quân Pháp và Ai cập, Napoleon đã hô hào quân đội của ông ta bằng những lời này: "Hỡi anh em, 40 thế kỷ qua đang coi thường các bạn từ những kim tự tháp này". Khi hô hào binh sĩ trước trận chiến, vị tướng phải gạt đi những nghi ngờ, sợ hãi và chán nản của của binh lính.
Vậy là lãnh đạo, bạn động viên nhân viên thế nào? Cảm xúc bạn tạo ra cho họ sẽ là sức mạnh. Nhân viên ngày nay cần phải có cảm xúc mới có thể giành được kết quả tốt nhất.
Kiểm soát cảm xúc của bạn: Bạn kiểm soát cảm xúc riêng của mình như thế nào? Napoleon từng viết: "Một nhà lãnh đạo sẽ luôn sai lầm nếu nói chuyện trong giận dữ". Giận dữ là thứ cảm xúc cướp đi mọi lí do, kể cả những lí do hợp lí và chính đáng. Nó sẽ mang lại những kết quả ngược như mong muốn của bạn.
Hầu hết sự giận dữ xuất hiện khi bạn đang căng thẳng, nó làm bạn mất khả năng suy nghĩ một cách rõ ràng, mất khả năng ra những quyết định tốt và thực hiện vai trò một cách hiệu quả. Giận dữ là cách tốt để biết bạn muốn gì, nhưng không phải là cách tốt để thực hiện.
Tại sao phải kiểm soát sự giận dữ ? Napoleon cho rằng: "Để chỉ đạo, điều khiển [tổ chức] cả bên trong và bên ngoài, bạn cần phải suy nghĩ sâu sắc, phân tích tổng hợp và quan tâm không mệt mỏi". Bạn sẽ khó tập trung khi bạn đầy ắp cảm xúc mệt mỏi và cáu gắt.
Bạn cũng phải có khả năng thiết lập ưu tiên, duy trì sự linh hoạt, liên tục giám sát để xem liệu kế hoạch của bạn có khả năng thành công hay không. Việc phân tích không phải sẽ dừng lại khi lập được kế hoạch, mà khi đó nó chỉ mới bắt đầu.
Nói sự thật: "Không có gì trở nên tốt đẹp trong một hệ thống mà lời lẽ đối lập với thực tế", Napoleon nói. "Chính sách tốt nhất là sự đơn giản và sự thật". Người ta quan sát để thấy những điều bạn muốn và muốn những điều bạn nói.
Nếu bạn tán thành một nguyên tắc, bạn phải sống theo nguyên tắc đó và làm cho những người khác cũng như vậy. Nếu bạn nói ra một nguyên tắc và chính sách mà không thực thi chúng, bạn sẽ mất đi sự tin cậy. Nếu bạn không sống theo nguyên tắc ấy, nghĩa là nó không thực tế. Theo Napoleon "trong [tổ chức], có một sự khác biệt lớn giữa lời nói và việc làm".
Nói thông qua ánh mắt: "Một lãnh đạo phải nói từ ánh mắt. Nó làm cho mọi thứ tốt hơn", Napoleon nói vậy. Khi bạn nhìn ai đó trong mắt, nó thể hiện sự thừa nhận của bạn với sự tồn tại của họ.
Bạn có đi ngang qua nhân viên lễ tân vào mỗi buổi sáng như thể cô ta là một thứ đồ đạc không? Bạn có nhìn cô ta chòng chọc với vẻ đầy hăm doạ? Bạn có ngoảnh mắt khi có một vấn đề của chính bạn hoặc của những người khác mà bạn không thể xử lý?
Nói chuyện qua đôi mắt có thể khuyến khích bạn nhận thức được người khác phản ứng như thế nào với những điều bạn đang nói. Không bác sĩ nào có thể nói với một người nào đó rằng họ đang mắc bệnh ung thư qua điện thoại cả, cũng chỉ có những ông sếp nhẫn tâm nhất mới sa thải nhân viên thông qua thư điện tử mà thôi. Hãy nhận thức được phương pháp liên hệ bằng mắt và làm việc để cải thiện nó.
Sự tôn trọng: Napoleon cho rằng: "Hãy tôn trọng những người mà bạn gặp". Không có người nào trên thế giới phản ứng và cư xử một cách thiếu tôn trọng với người khác mà lại được tôn trọng cả. Tôn trọng người khác là điều bạn nên quan tâm nhưng lại không cần quan tâm đến vị trí hay cấp bậc của người đó.
Napoleon Bonaparte sinh ở đảo Corsica, một hòn đảo ở Địa Trung Hải, nằm giữa Pháp và Italia, thuộc thành phần gia đình quý tộc nghèo. Ông theo học ở Học viện quân sự Brienne (Pháp) đạt thành tích xuất sắc, nhất là về lĩnh vực toán học và điều khiển pháo. Năm 24 tuổi, ông được phong vượt cấp từ đại úy lên thiếu tướng, nhờ đã sử dụng pháo binh, đánh bại quân Anh, giải phóng Tulon.
Nhờ có tài tổ chức và lãnh đạo quân sự, đã nhiều lần đánh bại liên quân phong kiến Áo - Phổ - Nga được Anh hỗ trợ (trận chiến thắng oanh liệt nhất là trận Austerlitz ngày 2/12/1805 đánh bại liên quân Áo - Nga).
Lên ngôi hoàng đế năm 1804, Napoleon củng cố chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước Pháp và các vùng chiếm đóng (ban hành bộ dân luật, khuyến khích phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa...), mặt khác, tiếp tục cuộc chiến tranh với Anh và các quốc gia phong kiến châu Âu.
Napoleon đã ban bố sắc lệnh về "phong tỏa lục địa" nhằm bao vây kinh tế Anh. Cuộc kháng chiến của nhân dân Tây Ban Nha (1808 - 1814) và nhất là cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Nga (1812) đã làm phá sản mưu đồ thống trị toàn châu Âu của Napoleon
Napoleon bị bắt và đày ở đảo Elba (một đảo nhỏ nằm bên đảo Corsica và Italia) (4/1814). Năm sau, ông trốn về Pháp, khôi phục lại chính quyền, nhưng chỉ được có 100 ngày (từ 20/3 đến 22/6/1815). Trong trận đánh cuối cùng ở Waterloo (gần Brucxen, Bỉ), Napoleon bị thua và bị đày ra đảo Saint Helena, ngoài khơi Đại Tây Dương và chết ở đó năm 1821.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :