Quy tắc 3H cho bạn muốn góp ý với sếp

Lượt xem: 33,587

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Làm thế nào để nói với sếp của bạn rằng họ đã đưa ra một quyết định sai? Bạn phải thật cẩn thận. Dù bạn có những lý do rất chính đáng và ý tưởng bạn đưa ra có thể mang lại một giải pháp tích cực hơn so với quyết định của sếp.

Quy tắc 3H cho bạn muốn góp ý với sếp

Nhưng sếp của bạn có thể hiểu lầm và bạn bị ghi vào danh sách “bìa đen” trong công ty... Trong trường hợp như vậy, bạn vẫn có những cách giải quyết êm thấm, quy tắc 3 H (heart-sự chân thật, head-đưa ra lý do và hand-giải pháp của bạn cho vấn đề) của Elizabeth Gibson, một chuyên gia tâm lý quản lý có thể giúp bạn.

Đừng chê bai không đúng chỗ. Những thay đổi trong chương trình cải tiến hoặc những sáng kiến mới không được áp dụng vào thời điểm thích hợp có thể kéo theo những ảnh hưởng tiêu cực đối với bạn, nhóm làm việc của bạn và vì thế cũng gây ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của công ty. Bạn cảm thấy bực bội, mệt và căng thẳng vì hiệu quả công việc thấp nhưng không nên mang thái độ đó vào tất cả những cuộc họp, cuộc gặp mặt thân mật hay những sự kiện nào đó của công ty. E. Gibson khuyên bạn thay vì giận dữ, thất vọng và chỉ muốn “to tiếng” với sếp, bạn nên bàn bạc với một người bạn hoặc hay nhất nên “trút” tất cả vào chiếc máy ghi âm. Sau đó, bạn cho quay máy để nghe lại, chắc chắn bạn sẽ có ngay những nội dung cần trình bày với sếp.

Hỏi ý kiến sếp. Trước khi bạn đưa ra những ý kiến của mình, bạn cần xin phép sếp. Và bạn chỉ nên tiến hành khi có được sự chấp thuận. Sếp cũng như mọi người bình thường khác không muốn nghe những lời chỉ trích, góp ý hoặc họ quá bận bịu vì những vấn đề khác. Nếu bạn không được sếp đồng ý gặp mặt, nỗ lực của bạn trở thành vô ích vì sếp không lắng nghe bạn.

Sự chân thật. Một trong những yếu tố giúp bạn tránh được sự hiểu lầm của sếp về những góp ý của bạn là động cơ để bạn gặp sếp. Nó phải xuất phát từ sự chân thật, lòng mong muốn những điều tốt đẹp. Một yếu tố khác là bạn phải hệ thống những điểm cần trình bày: Ngắn gọn, dữ liệu thông tin có giá trị và những bằng chứng thực tế so sánh.

Làm nổi bật tính tích cực. Nhấn mạnh những điểm lạc quan, tích cực, nói đến chúng đầu tiên và hãy duy trì nếu như có thể. Những câu nói mang tính đối đầu, miệt thị có thể làm bạn hài lòng trong khoảnh khắc nhưng không mang lại cho bạn chút lợi ích nào.

Lắng nghe thật kỹ. Bạn không nên là người độc thoại trong cuộc nói chuyện nghiêm túc như vậy với sếp. Hãy lắng nghe thật kỹ lời sếp nói. Ắt hẳn họ có lý do nào đó khi đã đưa ra quyết định mà bạn cho là sai lầm và đang muốn góp ý.

Hãy đối xử với sếp như khách hàng. Bạn có thể ngạc nhiên, nhưng hãy tưởng tượng sếp là một khách hàng, bạn sẽ dễ dàng lắng nghe và trình bày cũng như giải thích các ý kiến đóng góp của bạn về một chương trình, chính sách mới của công ty.

Và đừng kết thúc quá sớm. Có thể vì ngại, bạn trẻ thường trình bày xong với sếp là quay đi ngay. Nhiều vị sếp vẫn chưa có quyết định cuối cùng khi đưa ra một chính sách mới trong công ty, có thể chỉ là một cách thăm dò nhân viên. Đây là thời điểm thích hợp nhất để họ lắng nghe bạn và cơ hội để bạn đưa ra sáng kiến của mình. Có thể cuộc thảo luận ngoài dự kiến với sếp mở ra một sáng kiến có lợi cho công ty.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay