Ra đi hay ở lại?

Lượt xem: 53,385

Tuổi 30 là một trong những cột mốc quan trọng trên chặng đường phát triển sự nghiệp dài rộng của mỗi con người từ khi rời xa giảng đường. Ra đi hay ở lại trên con đường sự nghiệp? ra đi tìm hướng đi mới? hay là ở lại tiếp nối những tháng năm cố gắng?

Những năm tháng về trước - tuổi 20 luôn là khoảng thời gian con người có thể khám phá thêm rất nhiều điều thú vị về bản thân, bạn sẽ không ngần ngại trước những thử thách và mỗi sai lầm mắc phải đều trở thành một bài học quý giá. Thời gian này cũng chính là giai đoạn tạo nền móng chuẩn bị cho những thành tựu rực rỡ trên con đường phát triển sự nghiệp khi bước qua cột mốc tuổi 30.

Năm tháng càng dài, kinh nghiệm sống càng được tích lũy. Tuổi trẻ hoàn toàn có quyền mắc sai lầm nhưng sẽ thật đáng trách nếu để thời gian trôi đi vô nghĩa. Đừng đợi đến khi chạm đến ngưỡng cửa tuổi 30 chúng ta mới có những nhận thức muộn màng về tầm quan trọng của việc trang bị các kỹ năng phát triển sự nghiệp.

Cùng CareerViet.vn xem 30 chia sẻ về những lựa chọn để trả lời rõ hơn cho câu hỏi này, sẽ giúp bạn vững vàng hơn trên con đường sự nghiệp trước ngưỡng cửa tuổi 30.

Mở rộng ngoại giao, thiết lập nhiều mối quan hệ mới

1. Tham dự thật nhiều hội thảo, sự kiện.

2. Xác định mục tiêu rõ ràng trong việc lựa chọn các sự kiện tham dự.

3. Luôn mang theo bên mình danh thiếp cá nhân.

4. Sử dụng các phần mềm hỗ trợ việc lưu trữ, quản lý danh bạ.

5. Chuẩn bị câu trả lời hoàn hảo nhất cho câu hỏi: “Công việc của bạn là gì?”

6. Giữ liên lạc và phát triển các mối quan hệ vừa được thiết lập sau những sự kiện.

Tìm kiếm một bước chuyển trong công việc

7. Trên các trang mạng xã hội, hãy gỡ bỏ những hình ảnh, thông tin có thể gây bất lợi cho bản thân về góc độ cạnh trạnh khi tuyển dụng.

8. Tô điểm CV với những hoạt động xã hội nổi bật bằng nhiều hình thức sáng tạo (Ví dụ: Ghi hình và đăng tải lên Youtube, tạo website thể hiện quan điểm cá nhân…)

9. Khi quyết định chuyển việc, đừng chỉ tập trung phấn đấu trúng tuyển vào một công ty duy nhất. Hãy tạo cho bản thân nhiều cơ hội hơn bằng cách thử sức với các công ty ở vị thế tương đương trong ngành.

Chuẩn bị cho các buổi phỏng vấn

10. Cư xử hòa nhã, thân thiện với nhân viên lễ tân.

11. Chuẩn bị sẵn sàng những câu hỏi dùng để “chất vấn” nhà tuyển dụng.

12. Muôn vàn cơ hội có thể mở ra chỉ từ cái bắt tay. Hãy học cách bắt tay thật chuyên nghiệp!

Phát triển các kỹ năng xã hội

13. Thử sức kinh doanh một thứ gì đó.

14. Theo học các khóa học phát triển kỹ năng, kiến thức.

15. Gọi những món ăn nào trong các bữa ăn sang trọng? Sử dụng dao và nĩa ra sao? Hành xử thế nào cho thật lịch thiệp? Để tâm đến những kiến thức trên sẽ không bao giờ là thừa khi bạn đang dần đảm nhận vai trò chính trong các “bữa tiệc” quan trọng của cuộc đời.

16. Nắm vững những kiến thức tin học cơ bản.

17. Du lịch đến thật nhiều nơi.

18. Dành thời gian cho các hoạt động xã hội, giúp đỡ cộng đồng.

19. Luôn đối xử với bản thân thật tốt.

Phát triển trong công việc hiện tại

20. Tỉnh táo và giữ suy nghĩ thật khách quan trước các thông tin được truyền miệng tại văn phòng.

21. Chủ động trò chuyện, giao tiếp một cách thân thiện cùng cấp trên.

22. Mở rộng mối quan hệ với những nhân vật tài năng, nổi bật trong ngành.

23. Nhận biết được thời điểm nào là thích hợp cho việc giữ im lặng.

24. Bước ra khỏi “Comfort Zone” – “Vùng An Toàn” của bản thân và chinh phục những điều vẫn luôn khiến bạn e ngại khi nghĩ đến.

25. Đề nghị với cấp trên được góp sức thực hiện những dự án chiến lược và chứng tỏ bản thân bằng tất cả sự cố gắng.

26. Dù là vì lý do tài chính hay đơn giản chỉ là sở thích cá nhân, nếu không quá bận bịu với công việc chính thức hãy tìm kiếm một việc làm part-time ngòai giờ.

Nâng cao thu nhập

27. Tìm hiểu thông tin về mặt bằng chung mức lương trên thị trường.

28. Mạnh dạn lên tiếng vì những quyền lợi của bản thân.

29. Tính toán, quy đổi các thành tích đạt được thành lợi nhuận mang về cho công ty trên con số cụ thể trước khi đề nghị tăng lương.

30. Chuẩn bị, mường tượng khi nhận được Acceptance Offer (thư báo nhận việc) từ doanh nghiệp mơ ước, bạn sẽ hồi đáp như thế nào? Mức lương bạn mong đợi ra sao? Việc nghĩ đến điều bạn muốn hàng ngày sẽ giúp bạn nỗ lực hơn nữa để đạt được giấc mơ của mình.

(Nguồn hình: Internet)

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay