Rèn luyện thái độ đúng
Lượt xem: 32,950
Khi đi làm, nhiều người có kiểu thái độ "chúng ta và họ". Ở những người đó, "chúng ta" có xu hướng đứng về "người làm thuê" và kêu ca về "họ" - "những ông chủ".
Tuy nhiên, bạn sẽ rèn luyện thái độ đúng đắn và không trở thành một phần của “chúng ta” về mặt tâm lý.
Dù hiện nay bạn ở vị trí nào thì bạn cũng sẽ là trưởng phòng, có khả năng sau này là người đứng đầu của ban quản trị và một giám đốc điều hành thành công.
Bạn phải bắt đầu quan sát cả hai mặt của tình huống, xác định vị trí của “họ”. Có thể bạn không cần phải nói ra điều này, thậm chí ở chỗ đông người, bạn làm như đứng cùng hàng ngũ với đồng nghiệp của bạn. Nhưng sâu thẳm trong trái tim bạn, bạn hiểu và đứng về phía “họ”.
Đừng bao giờ quên điều đó. Đồng nghiệp của bạn có thể kêu ca về chính sách lãnh đạo, nhưng bạn sẽ phân tích chúng và cố gắng nhìn chúng quan điểm từ phía lãnh đạo. Để hòa mình, bạn có thể nguỵ trang là một nhân viên hay kêu ca, nhưng đó không phải là một cách thông minh. Bạn có thể gật đầu tán thành, nhưng bản thân bạn thì đừng kêu ca gì cả.
Một thái độ đúng gồm có 2 phần:
Một là, bạn đứng về phía nhà quản lý và nhìn những chính sách dưới con mắt của họ.
Hai là, bạn chỉ tập trung để trở thành một người tuân thủ luật chơi toàn tâm toàn ý - bạn phải cố gắng trở thành người Số 1 (người đó chính là bạn).
Thái độ đúng là bạn luôn cố gắng hết sức, không phải chỉ trong một ngày mà ngày nào cũng vậy, không phải chỉ trong lúc dễ dàng mà ngay cả khi công việc vô cùng khó khăn.
Thái độ đúng nghĩa là bạn sẽ đi xa hơn người khác, bạn sẽ nỗ lực hơn cho dù lúc đó bạn mệt mỏi, bực bội và chỉ muốn rút lui. Người khác có thể rút lui, nhưng bạn thì không, vì bạn là người tuân thủ luật chơi.
Thái độ đúng là ngẩng cao đầu, không kêu ca, luôn lạc quan vui vẻ, luôn nhìn thấy lợi thế và cơ hội.
Thái độ đúng là những tiêu chuẩn luôn thay đổi, luôn gắn với “phía họ”. Bạn cần chắc chắn điểm quan trọng của bạn và biết được khi nào thể hiện rõ lập trường của mình. Thái độ đúng là luôn ý thức được bạn có một sức mạnh to lớn và có thể sử dụng sức mạnh ấy với sự ân cần, tự chủ, tính nhân văn và suy xét kỹ lưỡng.
Bạn sẽ chẳng làm ai thất vọng, làm tổn thương hay dụ dỗ ai cả. Đúng là bạn có thể lợi dụng lòng cảm thông hay quan điểm sai của người khác, nhưng đó là những vấn đề họ mắc phải. Bạn vẫn bảo vệ tư cách đạo đức của mình, không ai phê phán được bạn cả. Thái độ đúng là giỏi nhưng phải nhanh nhẹn, tốt bụng những vẫn phải cảnh giác, biết thận trọng nhưng vẫn phải thành công.