S trong từ L.E.A.D.E.R.S: Tự lãnh đạo

Lượt xem: 13,032

Có câu nói rằng, nếu bạn không biết cách tự lãnh đạo chính mình thì người khác sẽ thay bạn làm điều đó. Nhưng kể cả khi bạn đã là lãnh đạo của người khác, thì việc tự lãnh đạo vẫn là một đòi hỏi tất yếu.

S trong từ L.E.A.D.E.R.S: Tự lãnh đạo

Các định nghĩa về việc lãnh đạo thường xem đó là quá trình tạo ra ảnh hưởng. Tuy nhiên, việc lãnh đạo không chỉ là quá trình tác động ra bên ngoài mà nó còn được xem là quá trình tự lãnh đạo bản thân.

Tự lãnh đạo là gì? Nó được định nghĩa là quá trình tự gây ảnh hưởng và tự phát triển các động cơ cần thiết. Tự lãnh đạo không chỉ đơn giản là những nguyên tắc của bản thân mà nó là các chiến lược tốt cho việc hoàn thiện cá nhân.

Khi chúng ta nói về việc tự lãnh đạo, điều đó không có nghĩa là chúng ta loại bỏ sự đóng góp của các chương trình phát triển lãnh đạo thông thường. Chúng ta thừa nhận rằng, mọi người có thể bị ảnh hưởng bằng rất nhiều phương pháp khác nhau, nhưng chìa khoá để phát triển cá nhân nằm trong việc thực hành một phương pháp để tự lãnh đạo.

Chúng ta chính là người tạo ra thói quen, nhưng không khó để hình thành và duy trì thói quen. Thói quen nào cũng có ưu điểm và nhược điểm. Ví dụ, chúng ta luôn tiến hành các việc một cách có tổ chức, tỉ mỉ nhưng có thể chính điều đó khiến chúng ta gặp khó khăn khi muốn giải quyết việc gì đó một cách nhanh chóng.

Chúng ta phải thừa nhận rằng chúng ta cần phát triển tính tự giác và linh hoạt, khuynh hướng tự nhiên của chúng ta là bị hút về phía phong cách chúng ta thích hơn. Tuy nhiên, nếu chúng ta cam kết nghiêm túc với việc tự lãnh đạo có mục đích, chúng ta cũng có khả năng to lớn để thay đổi.

Những gợi ý sau có thể giúp ích cho một người muốn phát triển khả năng tự lãnh đạo:

- Luyện tập việc tự quan sát. Nhận thức sẽ điều khiển hành vi. Nền tảng cho những thay đổi cá nhân nằm trong việc phát triển nhận thức. Sẽ rất quan trọng khi xác định khi nào, tại sao và dưới điều kiện nào, chúng ta sử dụng các hành vi đó.

- Thiết lập mục đích: Cần thiết lập cả các mục tiêu dài hạn cũng như ngắn hạn. Các mục tiêu nên có tính thách thức nhưng phải có khả năng giành được. Sử dụng kỹ thuật SMART trong việc thiết lập mục tiêu, làm cho mục tiêu trở nên cụ thể (Specific), có thể đo lường được (Measurable), thiên về hành động (Action-oriented); thực tế và có thời hạn (Realistic and Time-bound). Nên lựa chọn một hoặc hai mục tiêu chính để tập trung vào.

- Để nhiều người biết về mục tiêu của mình. Nếu chúng ta dự định cải thiện một hành vi nào đó, nếu nhiều người biết, chúng ta sẽ cảm thấy có một áp lực xã hội gắn với mục tiêu đó. Khi những người khác biết chúng ta đang làm gì, họ có thể làm cho chúng ta nhận thức rõ hơn hành động của chúng ta hoặc có thể hỗ trợ chúng ta trong việc giành những mục tiêu đó.

- Sắp xếp lại môi trường xung quanh: Chiến lược này liên quan đến việc tạo ra thay đổi trong môi trường hiện tại để thúc đẩy những hành vi chúng ta mong muốn. Những thay đổi này có thể đơn giản nhưng lại có thể tạo ra sự khác biệt thực sự.

- Sử dụng những mẫu hình tích cực và tiêu cực. Bất cứ khi nào có thể, chúng ta nên hợp tác với những người khuyến khích những hành vi đáng mơ ước. Chúng ta có thể xem họ như những mẫu hình để học theo. Chúng ta có thể tạo ra nỗ lực để di dời những vật cản trở chúng ta hoặc thúc đẩy các hành vi tiêu cực.

- Tự khen thưởng và tự trừng phạt. Sẽ rất quan trọng để phát triển thói quen quản lý việc tự khen thưởng và tự trừng phạt. Theo tâm lý thông thường, chúng ta có xu hướng tăng cường các hành vi được khen ngợi. Cũng nên xác định các hành vi và hoạt động mà chúng ta tìm cách khen ngợi đặc biệt - chẳng hạn đi ăn tối ở ngoài, hoặc đơn giản nghỉ ngơi một chút. Cũng phải tạo thói quen tự phạt chính mình khi chúng ta xác định được các hậu quả làm chính chúng ta và những người liên quan không hài lòng.

- Điều khiển các suy nghĩ. Nếu chúng ta càng thường xuyên nghĩ về các cách tự nâng cao thì khả năng tạo ra các hành vi như mong muốn của chúng ta cũng sẽ tăng lên.

 

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay