Sa thải nhân viên - những lý do để không thực hiện
Lượt xem: 36,738Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Hoạt động kinh doanh dường như không thể thiếu những “người bạn đồng hành” là các quyết định sa thải nhân viên như nhân viên thư viện, nhân viên SEO marketing, nhân viên hải quan,... Đó là điều không vui vẻ, nhưng các công ty thường biện hộ rằng họ không có lựa chọn nào khác hơn là buộc phải cho nghỉ việc một vài nhân viên nhằm cắt giảm chi phí, đặc biệt trong giai đoạn kinh doanh suy thoái. Nhưng có đúng là họ không còn lựa chọn nào khác?.
Trên thực tế, việc không sa thải nhân viên có thể đem lại một loạt những lợi ích sau đây:
1. Giữ lại được các nhân viên trung thành và có hiệu quả làm việc cao. Đúng vậy, những nhân viên làm việc chăm chỉ giống như những mặt hàng đang được ưa chuộng. Một khi bạn có được họ, bạn sẽ muốn giữ lại. Những nhân viên có hiệu quả làm việc tại một công ty có chính sách không-sa-thải sẽ ít khi rời khỏi công ty dù bị các đối thủ cạnh tranh - đặc biệt là những đối thủ có chính sách trả lương cao hơn - lôi kéo.
Lòng trung thành của các nhân viên này càng được củng cố, khi họ chứng kiến chính sách không-giảm-quy-mô-nhân-viên một cách trực tiếp, thường diễn ra trong những thời kỳ khó khăn, khi nhiều hãng không do dự sa thải nhân viên của họ.
2. Nâng cao được tinh thần đồng đội và đảm bảo năng suất hoạt động. Một doanh nghiệp sẽ chứng minh được tinh thần lạc quan và sự quan tâm của mình đối với nhân viên bằng cách nói “không” với sa thải. Điều này sẽ khuyến khích tinh thần của nhân viên, nhất là khi nhiều công ty coi nhân sự như một khoản chi phí như chi phí nguyên vật liệu hay các khoản chi phí khác.
Hành động tỏ thiện ý này sẽ khiến nhân viên cảm kích sâu sắc, khuyến khích tâm lý “chúng là một tập thể gắn kết”, từ đó nhân viên sẽ mong ước làm việc chăm chỉ hơn, lâu dài hơn và hiệu quả hơn.
3. Ít vắng mặt không lý do hơn. Điều này xuất phát từ nguyên do: những nhân viên có đạo đức cảm thấy mình có giá trị và là một phần của tổ chức, do đó họ sẽ ít có khuynh hướng nghỉ việc, đến muộn hoặc rời nhiệm sở sớm.
4. Tăng chất lượng tuyển dụng. Giả sử bạn là một nhân viên có kỹ năng cao và đang cân nhắc giữa một công ty có lưu lượng nhân viên đến và đi khá lớn với một công ty chưa bao giờ sa thải nhân viên. Nếu những điều kiện khác tương đương nhau, công ty nào sẽ hấp dẫn bạn hơn?. Với những nhân viên có tầm nhìn xa, thì chính sách không-sa-thải có thể tạo nên sự khác biệt. Và các cơ hội họ nhắm đến ở đây chính là những người bạn và mối quan hệ hợp tác trong công việc
5. Dịch vụ khách hàng chất lượng cao. Vì các nhân viên có động lực ở lại làm việc lâu hơn với các công ty không có chính sách sa thải, nên khách hàng cũng sẽ được lợi nhiều hơn. Đó là do các nhân viên được tiếp xúc trực tiếp với khách hàng trong thời gian lâu dài sẽ hiểu nhu cầu của họ tốt hơn. Những bạn hàng lâu năm và các đại lý cũng luôn trân trọng mối quan hệ lâu dài.
6. Tiết kiệm số tiền phải trả cho nhân viên trong công ty. Ý kiến này có vẻ như đang được tranh cãi, nhưng một vài công ty thực hiện chính sách không-sa-thải đã nói rằng nhiều nhân viên sẽ chấp nhận một mức lương ổn định thấp hơn như một cách thoả hiệp về tính an toàn nhân sự.
7. Tiết kiệm chi phí nói chung. Số tiền phải trả cho nhân viên thời vụ có thể rất cao, đặc biệt khi nền kinh tế tăng trưởng. Nhưng những cơ quan biết giữ lại nhân viên và tăng hiệu quả công việc sẽ giảm được chi phí tuyển dụng và các chi phí liên quan khác nhằm tiết kiệm một khoản đáng kể trong một thời gian dài.
Thông thường, một chính sách không-sa-thải chưa hẳn là lợi ích duy nhất mà nhân viên nhận được ở những công ty áp dụng chính sách này. Một cảm giác động đồng phát triển mới là mục tiêu của việc chia sẻ lợi ích, các kế hoạch lâu dài và nhiều chương trình trợ giúp nhân viên khác. Chính sách không-sa-thải cũng có xu hướng tạo không khí gia đình trong công ty.
Trong những thời kỳ kinh doanh ảm đạm, các công ty theo chính sách không-sa-thải sẽ khuyến khích nhân viên tham gia vào các hoạt động khác nhau. Ví dụ, tại một hãng ở Minneapolis, nhân viên đã dọn vệ sinh cả tòa nhà từ tầng thượng xuống tầng trệt, sửa chữa những thiết bị hỏng hóc và sơn lại tòa nhà.
Người chủ hãng đã biết tận dụng quãng thời gian này để huấn luyện cho nhân viên cách làm việc theo nhóm nhằm thúc đẩy hiệu quả công việc. Các hoạt động như vậy sẽ khiến cho những người muốn rời khỏi công ty hoặc chỉ coi công ty như chỗ dừng chân ngắn hạn phải suy nghĩ lại.
Đương nhiên, có những lúc công ty không thể tránh được việc sai thải nhân viên, ví dụ như thời kỳ khó khăn về lưu chuyển tiền mặt trong một thời gian ngắn. Vậy doanh nghiệp sẽ làm gì để không phải chia tay với một vài nhân viên khi việc đó có thể khiến cho công ty giảm bớt gánh nặng tài chính?.
Trước khi tiến hành sa thải, các công ty có thể xem xét nhiều lựa chọn khác nhằm cắt giảm chi phí, ví dụ họ có thể giảm chi phí điều hành hay giới hạn việc làm thêm giờ. Một vài biện pháp khác cũng có thể được xem xét như làm việc bán thời gian, không trả tiền những ngày nghỉ hay rút ngắn tuần làm việc. Các công ty còn có thể đưa cho nhân viên một lựa chọn: Bỏ phiếu cho kế hoạch cắt giảm chi phí trong thời gian ngắn để mọi người có thể cùng ở lại làm việc, hay sẽ sa thải vài người trong số họ.
Rõ ràng sa thải nhân viên là biện pháp cuối cùng của các công ty. Không ai muốn làm điều đó. Nhưng một số nhà lãnh đạo kinh nghiệm vẫn có thể tránh việc sa thải này. Điều đó tạo ra một nền tảng giá trị lâu dài, khi nhân viên không phải là một trong những khoản chi phí xuất hiện trên các báo cáo tài chính, mà là khoản đầu tư cho hôm nay và cho tương lai.