Sai lầm thường gặp khi thực tập

Lượt xem: 47,553

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Công việc nào cũng vậy, bất kể là developer, merchandiser hay business analyst khi nói chuyện về lương luôn là vấn đề khó và nhạy cảm. Nếu bạn yêu cầu quá nhiều, quá nhanh mọi việc sẽ đem lại kết quả trái với mong đợi. Thực tập là một cơ hội học hỏi kinh nghiệm tuyệt vời trước khi bạn thật sự bước vào làm việc chính thức. Hãy tận dụng tối đa cơ hội này bằng cách tránh những sai lầm dưới đây:

Cơ hội thực tập
Cơ hội thực tập

Thực tập là một cơ hội học hỏi kinh nghiệm tuyệt vời trước khi bạn thật sự bước vào làm việc chính thức.

Hãy tận dụng tối đa cơ hội này bằng cách tránh những sai lầm dưới đây:

Không đặt câu hỏi
Đặt câu hỏi là cách thể hiện bạn thật sự muốn học hỏi. Nếu bạn chưa rõ về điều gì đó, hãy mạnh dạn hỏi người giám sát hay các anh/chị nhân viên thay vì cứ lẳng lặng thực hiện và mắc lỗi.
Hơn nữa, các công ty thường có xu hướng đánh giá thấp những nhân viên thực tập, rằng đó chỉ là sinh viên sắp ra trường, không có kỹ năng hay kinh nghiệm nên sẽ chỉ là “chân sai vặt” trong văn phòng. Hãy thay đổi quan điểm của họ bằng cách tận dụng mọi cơ hội thể hiện bản thân. Thậm chí khi đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, đừng cho rằng đây là thời gian rảnh rỗi để lướt web, “chat chit”. Hãy đề nghị người giám sát giao thêm việc cho bạn.
Tuy nhiên, bạn cũng phải khéo léo khi đề nghị được giao thêm việc, bởi như vậy người quản lý sẽ phải giám sát bạn cùng với hàng đống công việc khác của anh/cô ấy. Hãy chú ý những lúc sếp thoải mái hay ít việc. Đầu giờ làm buổi sánghay sau bữa ăn trưa là thời điểm thích hợp để bạn thảo luận phần việc của mình.

Phớt lờ việc xây dựng mối quan hệ
Đừng bao giờ nghĩ rằng “Mình chỉ là một nhân viên thực tập, không cần phải biết tới những nhân viên khác trong phòng”. Ít nhất trong giai đoạn này, bạn là một phần của nhóm. Hãy thể hiện sự hòa đồng, thân thiện và tận dụng tối đa cơ hội làm việc trong môi trường chuyên nghiệp này để gặp gỡ, mở rộng mối quan hệ. Có thể bạn sẽ ở lại làm việc cho công ty sau kỳ thực tập hay tìm được một công việc ưng ý khác nhờ sự năng nổ của mình.

Thường xuyên làm việc riêng
Dù trong thời gian thực tập bạn không được giao nhiều việc nhưng đừng vì thế mà thường xuyên lướt web, nhắn tin, làm việc riêng. Điều đó thể hiện bạn không muốn ở công ty này và gây khó chịu cho những nhân viên khác trong văn phòng.

Ăn mặc xuề xòa
Bạn không nên mang phong cách “quần bò, áo phông, giày bệt” từ giảng đường tới cơ quan. Sẽ không ai nhìn nhận bạn một cách nghiêm túc nếu bạn ăn mặc quá xuề xòa, không phù hợp với văn hóa công sở.

Hành động như một nhân viên tạm thời
Hãy xem kỳ thực tập như một quá trình phỏng vấn dài thay vì một công việc tạm thời, bởi mọi việc bạn làm đều được những người khác quan sát. Họ có thể đưa ra những nhận xét không có lợi cho công việc tương lai của bạn nếu nhận thấy những hành động của bạn thiếu chuyên nghiệp.
Do đó, hãy thể hiện sự phù hợp của bạn với vị trí và văn hóa công ty. Làm việc nhiệt tình như một nhân viên chính thức bằng cách tham gia năng nổ vào các hoạt động của công ty và luôn luôn coi mình là một thành viên trong nhóm chứ không phải người ngoài.

Không hỏi ý kiến đánh giá
Mục tiêu của bạn trong giai đoạn thực tập là lắng nghe những đánh giá tốt về việc mình làm. Bạn không nên chờ đợi tới khi kết thúc thực tập mới hỏi sếp về những việc mình có thể làm tốt hơn. Tốt nhất, sau 1 tháng đầu, khi kết thúc một dự án hay giữa quá trình thực tập, hãy mạnh dạn tới chỗ sếp và xin nhận xét của anh/cô ấy về bạn.

Không/ít mỉm cười
Hãy thể hiện sự nhiệt tình của bạn bằng cách mỉm cười. Dù bạn phải làm những việc vụn vặt hay tẻ nhạt, hãy thể hiện sự lạc quan để tạo ấn tượng tốt với mọi người, đồng thời giải tỏa bản thân khỏi những khó khăn, mệt mỏi.

Tự ý bỏ việc
Tự ý bỏ việc không một lời thông báo là hành động thiếu chuyên nghiệp. Trước khi kỳ thực tập kết thúc, hãy viết thư cảm ơn tất cả sếp và đồng nghiệp của bạn. Bạn cũng có thể mạnh dạn nói chuyện với sếp về cơ hội làm việc toàn thời gian nếu công việc hiện tại hoàn toàn phù hợp với bạn.
 

Bài viết khác

Mẫu CV xin việc đơn giản, đẹp, chuẩn giúp cho ứng viên chinh phục nhà tuyển dụng nhanh chóng. Tải/ Download ngay mẫu CV xin việc miễn phí, chuyên nghiệp nào!

Xem thêm

Hồ sơ xin việc là những giấy tờ liên quan đến ứng viên như CV, bằng cấp, chứng chỉ,... cần cung cấp cho nhà tuyển dụng. Tìm hiểu ngay những quy định về hồ sơ xin việc nhé!

Xem thêm

Nhấn xem ngay bài viết để hiểu rõ marketing là gì, những công việc bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp và những điều cần biết khi bước chân vào ngành nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch xin việc việc chi tiết, đơn giản, giúp chinh phục được nhà tuyển dụng. Cùng đọc hết bài viết này để nắm được các yêu cầu bạn nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn viết thư xin việc chuẩn giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Những bí quyết trong bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn kiếm được công việc tốt!

Xem thêm

Bạn đang tìm kiếm mẫu đơn xin việc ấn tượng để thu hút nhà tuyển dụng? Bài viết này sẽ cung cấp top mẫu đơn xin việc hiệu quả nhất. Nhấn xem ngay thôi nào

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay