Sẽ ra sao khi hình thức làm việc từ xa là xu hướng tương lai?

Lượt xem: 34,980

COVID-19 đã làm thay đổi rất nhiều khía cạnh của đời sống và xã hội, trong đó có cả cách thức làm việc và vận hành của nhiều doanh nghiệp. Để chuyển mình thích ứng với tình hình dịch bệnh phức tạp, hầu hết các công ty đều cho phép nhân viên làm việc tại nhà và áp dụng những phương thức quản lý từ xa. Và dù cho còn tồn đọng những khó khăn nhất định, không thể phủ nhận hình thức làm việc linh hoạt tại nhà vẫn chứng minh được những hiệu quả nhất định, có thể áp dụng cho nhiều ngành nghề và vị trí chứ không chỉ là đối với những ai chọn con đường sự nghiệp của một freelancer như trước đây. Nhiều chuyên gia đã dự đoán hình thức làm việc từ xa có khả năng sẽ tiếp tục trở thành xu hướng của tương lai để đối phó với rất nhiều biến đổi phức tạp chưa thể lường trước. Với riêng bạn, bạn hình dung một môi trường làm việc như thế nào nếu những dự đoán này trở thành sự thật? Hãy để CareerViet.vn phác thảo thử 10 thay đổi có khả năng diễn ra nếu hình thức làm việc từ xa trở thành xu thế mới nhé.

1. LÀM VIỆC TỪ XA KHÔNG THẬT SỰ DÀNH CHO ĐỘI NHÓM

Theo nhiều khảo sát dành cho người đi làm về nhà tuyển dụng lý tưởng, bên cạnh mức lương thưởng là yếu tố hấp dẫn hàng đầu, môi trường làm việc và văn hoá doanh nghiệp cũng là những điều kiện thu hút không kém. Việc ngồi cạnh nhau, chia sẻ bữa trưa, trao đổi công việc trực tiếp giúp gia tăng tinh thần đội nhóm mà hình thức làm việc từ xa rất khó có thể so sánh và soán ngôi.

2. CÁC GIAO TIẾP XÃ HỘI SẼ DẦN GIẢM BỚT

Nếu bạn nấu ăn giỏi, bạn có cảm thấy nhu cầu đến nhà hàng không còn bức thiết? Tại sao bạn phải tốn tiền đến các câu lạc bộ thể thao nếu bạn đã thuần thục mọi động tác và có thiết bị hỗ trợ tập luyện tại nhà? Thế nhưng tại sao mọi người vẫn thích đi ra ngoài xem phim, mua sắm ở các trung tâm thương mại, tham dự các sự kiện cộng đồng dù đây là những nơi luôn đông đúc? Bởi vì tất cả chúng ta đều cần có sự gắn kết xã hội. Khi làm việc tại nhà, dù có những phương tiện và công cụ hỗ trợ giao tiếp hiệu quả, chúng ta vẫn sẽ rất nhớ không khí vui vẻ, sôi nổi khi được gặp mặt và kết nối trực tiếp với nhau. Và khi làm việc tại nhà trong thời gian quá dài, nhu cầu về các giao tiếp xã hội sẽ dần giảm bớt khi tất cả đều quen với việc thu mình trong không gian riêng và ngại ngần quay lại với nhịp sống ồn ào.

3. MỌI QUY TRÌNH VÀ SỰ VẬN HÀNH SẼ PHỨC TẠP HƠN

Đằng sau việc thay đổi này, mọi quy trình thật sự trở nên phức tạp hơn rất nhiều để giữ cho các bộ phận có thể làm việc nhịp nhàng và hiệu quả. Đây không chỉ đơn giản là thay đổi chính sách làm việc mà là thay đổi "mạch máu" của cả doanh nghiệp, từ việc giao tiếp, tuyển dụng, lên kế hoạch, họp hành, cách thức trao đổi, các ưu tiên trong xử lý vấn đề, ...

4. VIỆC CHIA SẺ KIẾN THỨC TRỞ NÊN HẠN CHẾ HƠN

Tương tự như câu nói "Xa mặt cách lòng", khi ít gặp mặt và giao tiếp lại, nhu cầu chia sẻ, đặc biệt là chia sẻ kiến thức sẽ giảm bớt đi. Khi cùng làm việc trong văn phòng, bạn có thể đi ngang một đồng nghiệp, vỗ vai thân mật, hỏi thăm về dự án đang diễn ra và chia sẻ kinh nghiệm của mình. Còn khi làm việc từ xa, dù đã có nhiều tư vấn hữu ích về việc giãn cách mà không tạo khoảng cách, bạn vẫn rơi vào trạng thái muốn hoàn thành việc mình càng nhanh càng tốt, giảm bớt sự quan tâm đến mọi thứ xung quanh và vì vậy việc chia sẻ với người khác trở nên hạn chế.

5. VIỆC CHÀO ĐÓN NHÂN VIÊN MỚI GIA NHẬP KHÓ KHĂN HƠN

Khi một nhân viên mới gia nhập công ty, những hoạt động chào đón và thiết lập từ xa sẽ trở nên khó khăn hơn như việc cài đặt máy, giới thiệu thành viên vừa gia nhập với toàn công ty hay phổ biến quy trình làm việc. Thách thức lớn nhất là phải làm sao để người mới có thể cảm nhận được văn hoá công ty và nhanh chóng hoà nhập vào tập thể chung.

6. THỬ THÁCH LỚN VỚI NHỮNG TÂN CỬ NHÂN VÀ SINH VIÊN THỰC TẬP

Mặc dù không thể phủ nhận cơ hội lớn với những nhân viên trẻ chính là có thể tham gia vào một công ty từ bất kỳ đâu, không phụ thuộc vào nơi sinh sống như trước đây nhưng so với việc đến làm việc tại văn phòng, hình thức làm việc từ xa vì thiếu vắng những tương tác vật lý trực tiếp nên sẽ tạo ra khoảng cách nhất định giữa nhân viên trẻ tuổi với cấp quản lý, người hướng dẫn, những đồng nghiệp kỳ cựu và vì thế thật khó để thế hệ nhân viên mới nhanh chóng tiếp thu và tiến bộ.

7. CẦN NHIỀU NỖ LỰC HƠN ĐỂ DUY TRÌ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

Văn hoá trong một công ty không chỉ là những điều viết ra trên giấy, quy định trong nội bộ hay vẽ ra trên những sơ đồ chiến lược. Văn hoá doanh nghiệp cần được cảm nhận thông qua những hoạt động gắn kết, những chia sẻ, quan tâm từ bộ phận nhân sự, những ảnh hưởng tích cực đến từ cấp lãnh đạo. So với việc ngồi làm việc trong văn phòng, những điều này thật khó để thấu hiểu từ xa qua màn hình máy tính. Và vì vậy, nỗ lực để duy trình văn hoá doanh nghiệp sẽ đặt ra rất nhiều thách thức trong việc lựa chọn các hoạt động trực tuyến ra sao nhằm duy trì sự gắn bó của nhân viên.

9. KHÓ NHẬN BIẾT NHỮNG NHÂN VIÊN GIẢM ĐỘNG LỰC NGHỀ NGHIỆP

Khi gặp mặt trực tiếp, mọi người dễ nhận biết những cảm xúc của nhau, cảm nhận được không khí trong văn phòng đang vui vẻ hay đầy mùi thuốc súng. Còn ở môi trường làm việc trực tuyến, những phản ứng thật có thể được kiềm chế hoặc che giấu, thật khó để ban lãnh đạo và các quản lý quan sát và nhận biết rõ ràng đâu là những nhân viên đang có tinh thần tốt và đâu là những nhân viên dần rơi vào nhóm "giảm động lực nghề nghiệp". Vì thế, những điều chỉnh có thể sẽ không được đưa ra kịp thời nhằm cải thiện tình hình và khiến nhiều nhân viên "mất kết nối" với công ty.

10. NHIỀU VẤN ĐỀ NẢY SINH VỀ VIỆC GIỮ KỶ LUẬT CÁ NHÂN

Việc giữ kỷ luật cá nhân khi làm việc từ xa đòi hỏi nhiều nỗ lực tự giác cũng như tự áp dụng nhiều nguyên tắc khoa học mà không phải ai cũng dễ dàng đáp ứng được. Nếu bị sếp quản lý chặt chẽ quá, nhân viên dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, đối phó. Nếu được buông lỏng quá, họ lại có xu hướng qua loa và thực hiện cho có, thậm chí đổ lỗi cho hoàn cảnh khi có vấn đề xảy ra. Đó là lý do mà không phải nghề nghiệp nào cũng có thể phù hợp với hình thức làm việc từ xa, còn phải tuỳ vào tính chất cụ thể của từng loại hình kinh doanh và vị trí đảm nhận, cũng như tính cách của người đi làm.

10 thay đổi trên đây chỉ là những dự đoán mà CareerViet.vn góp nhặt từ ý kiến của các chuyên gia và có thể không hoàn toàn sẽ trở thành hiện thực mà rất tuỳ thuộc vào hoàn cảnh và các giai đoạn xã hội khác nhau. Tuy nhiên, rút kinh nghiệm từ những ảnh hưởng của dịch bệnh trong thời gian qua, hãy luôn chiêm nghiệm lại những điều được và mất để mỗi người chúng ta luôn trong tâm thế sẵn sàng đương đầu với những thách thức, hiểu rõ những khó khăn cũng như đặc điểm của các hình thức làm việc khác nhau, từ đó có được phương án linh động để thích ứng với thời cuộc, bạn nhé.

>>> Xem thêm: Việc tốt Lương cao

Nguồn hình: Freepik

Bài viết khác

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm

Luật hấp dẫn là gì? Cách sử dụng và ứng dụng luật hấp dẫn thu hút tiền bạc, tình yêu đặc biệt là công việc. Click để xem ngay bài viết sau!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay