Sếp bắt quả tang bạn đang tìm việc mới

Lượt xem: 13,171
Thật khủng khiếp! Sếp vừa phát hiện ra bạn mới tham gia một buổi phỏng vấn xin việc ở nơi khác. Làm sao bây giờ?


Rất có thể, buổi phỏng vấn đó chỉ là hệ quả của việc bạn tình cờ nộp hồ sơ “chơi” thôi nhưng lại được gọi đi phỏng vấn. Trong trường hợp này, bạn hãy nói ngay với sếp rằng bạn rất yêu công việc, bạn muốn ở lại và bạn đơn giản chấp nhận đề nghị đi phỏng vấn chỉ vì muốn tự check khả năng của mình. Hãy làm rõ rằng bạn thực sự không có kế hoạch rời công ty của sếp trong một thời gian gần tới...

Nhưng trong trường hợp bạn đang cân nhắc tìm việc mới thì sao?

Trong trường hợp bạn thực sự đang có nhu cầu tìm kiếm việc ở một nơi khác hãy giải thích mục đích của bạn với sếp theo một cách dễ chấp nhận nhất, chẳng hạn bạn có nhiều mục tiêu ngắn hạn dài hạn cần phải đạt được và bạn mong muốn được hoàn thiện nó. Và tìm việc mới không phải là mục tiêu ngay trước mắt bạn trong thời gian ngắn tới.

Nếu cuộc phỏng vấn đó được xem là một cơ hội để hiểu hơn về năng lực cạnh tranh của bạn, về giá trị của bạn trên thị trường lao động, chắc chắn sếp sẽ nhìn nhận việc “đào ngũ” của bạn một cách dễ chịu hơn.

Còn khi bạn thực sự ghét công việc hiện tại?

Bạn ghét công việc hiện tại và chỉ muốn rời đi ngay lập tức? Nếu thế, việc bị “bắt quả tang” đương nhiên không phải vấn đề gì tồi tệ cả. Đó thậm chí còn là cơ hội để bạn nhìn nhận lại mọi thứ ở công ty hiện tại và có hướng đi đúng. Có thể bạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi chuyển công việc mới. Nhưng cũng có thể, nếu giải quyết khéo, bạn sẽ được sếp cũ giúp đỡ rất tận tình trong công việc mới!

Nói thật

Trong mọi trường hợp, lời khuyên của các chuyên gia giành cho bạn luôn là hãy nói sự thật và không gì ngoài sự thật. Đặc biệt là trong trường hợp như thế này. Lời nói dối đôi khi không thể bảo vệ bạn mà lại làm bạn bị tổn thương.

Tất nhiên, rơi vào trường hợp này, bạn nên sẵn sàng tinh thần để trở lại một khoảng thời gian không được êm thấm lắm giữa bạn và sếp. Cũng đừng ngạc nhiên nếu như sếp có thái độ lạ và chú ý nhiều hơn đến câu hỏi bao giờ bạn từ chức để ông ta tìm kiếm người thay thế cho vị trí của bạn. Nên nhớ, đó là cái giá mà bạn phải trả cho công việc mà bạn thực sự yêu thích và gắn bó.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay