Sếp của tôi phải làm gì đây?
Lượt xem: 13,898Với bất kể một lãnh đạo nào dù nam hay nữ, bạn biết nghe lời đúng lúc không nên đối đâu hay tranh cãi quá nhiều. Sếp của bạn cũng quá nhiều việc phải lo lắng và còn những nhân sự khác để quan tâm
Sếp của tôi phải làm gì đây?
Đồng hành, không đối đầu với sếp: Công việc của bạn là làm theo cách của sếp muốn và bằng cách làm cho công việc của sếp dễ dàng thuận buồm xuôi gió hơn. Bạn phải luôn là người biết tháo gỡ khó khăn cho đến khi bạn có được chỗ đứng riêng của mình.
Việc của bạn không phải là thay đổi ông chủ: Người thay đổi trước tiên đó chính là bạn. Thay vì cố gắng thay đổi sếp, hãy cố gắng điều chỉnh hành vi của mình. Đừng tranh cãi mà chỉ không đồng ý. Cố gắng trao đổi lại khi sếp thư thái hơn, sếp có thể đổi ý.
Mỗi khi sếp nổi trận nôi đình, bạn phải biết sống chung với lửa. Để không bị đốt cháy, để không bị trút hết những bực tức, để không bị giận cá chém thớt, và cũng là để bảo vệ cho sức khoẻ của sếp và của bạn, lúc đó hãy cố gắng chịu trận. Len lén dâng cho sếp ly nước mát, sếp sẽ bớt giận hơn chăng.
Nắm được đồng hồ sinh học của sếp (giờ sếp vui, giờ sếp suy tư, giờ sếp hay nổi cáu… ) để phân bố công việc hợp lý! Tránh đưa ra những tin không vui vào những giờ cao điểm khi sếp của bạn có tâm trạng.
Biết nhận lỗi, và nhớ là tránh mắc phải những lỗi lầm mà đã được nhắc nhở.
Cảm giác không làm được công việc sếp giao, thì đừng quá ngoan ngoãn đồng ý nhận để rồi công việc không trôi chảy, tình hình sẽ còn tồi tệ hơn đấy.
Giữ không khí trong phòng lúc nào cũng dễ chịu: máy lạnh, thoang thoảng mùi dầu thơm xịt theo mùi hương mà sếp thích, bàn ghế ngay ngắn sạch sẽ, sếp có nổi nóng cũng không lên đến ngọn của cơn sóng