Sếp khó tính - nhân viên xuôi chiều hay phản kháng?

Lượt xem: 25,462
Dũng đi làm được 2 tháng nhưng đã muốn rời xa công ty hiện thời ngay lập tức mặc dù chuyện lương bổng ở đây không còn là vấn đề cần nói tới. Đơn giản vì Dũng không thể chịu nổi một ông sếp trưởng phòng quá khó tính và thích phản biện, bàn cãi với bất cứ ai, bất cứ vấn đề gì. Và Dũng, tất nhiên không phải là trường hợp duy nhất rơi vào tình cảnh này. Nhưng cách xử lý tình huống của Dũng thì hẳn không phải ai cũng lựa chọn.


Với nhiều người, đặc biệt là giới nhân viên công sở cùng những đặc trưng riêng biệt của môi trường làm việc quá nhiều áp lực cũng như sự cạnh tranh thì việc có thêm một người quản lý suốt ngày cau có, thích đòi hỏi người khác và "đam mê" bàn cãi thì chẳng khác gì đang sống trong, cực hình. Tuy nhiên, do hoàn cảnh, không phải ai cũng có thể dứt áo ra đi một cách dễ dàng để mong "chạy trốn" cái bóng của vị sếp đó. Một số đã phải chọn phương án "sống chung" với bản tính khó chịu đó của sếp một cách nhã nhặn và chịu đựng nhất có thể.

Nhung vừa tốt nghiệp chưa được bao lâu đã vào làm việc cho một công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện tại, Nhung có một công việc và mức lương mà bạn bè đồng trang lứa với cô ai cũng phải mơ ước. Lương cao ngất ngưởng, con đường thăng tiến rộng mở, nhưng Nhung vẫn cảm thấy cô khó có thể ngẩng cao đầu lên được khi trên cô là một ông sếp trẻ và khó tính đến mức quá đáng.

Sếp của Nhung du học bên Nhật Bản. Sau mấy năm sống và học tập bên xứ phù tang, ngày trở về, theo Nhung thì dường như những gì liên quan đến chế độ và kỉ luật làm việc vốn nổi tiếng hà khắc của các ông chủ Nhật đã được sếp học hỏi và tiếp thu được gần hết. Với vốn kinh nghiệm đó, sếp đã áp dụng ngay lập tức với các nhân viên trong phòng, tất nhiên trong đó có cả Nhung. Đi muộn giờ làm, miễn lý do. Không hoàn thành công việc, chẳng cần giải thích, tiêu chí quản lý nhân viên của sếp là công bằng, bình đẳng ...

Sếp ít khi lắng nghe nhân viên trình bày vấn đề gì ngoài hai chữ "công việc", căn vặn đến nơi đến chốn mọi báo cáo, kế hoạch triển khai dự án, dò xét bất cứ ai nếu có thái độ làm việc thiếu nhiệt huyết, chú tâm, nhân viên phòng Nhung nhiều khi cảm thấy không thể chịu đựng thêm được nữa mà vẫn không dám cự cãi lại sếp bởi họ biết ngay lập tức sẽ bị tống ra đường.
Tuy nhiên, Nhung cũng phải công nhận sếp của cô đúng là kiểu mẫu của những kẻ "nghiện việc", anh làm việc không kể ngày đêm, chưa bao giờ từ chối bất cứ dự án nào từ trên đưa xuống dù nó có khó khăn đến mấy. Bù lại với sự khó tính của sếp, nhịp độ công việc của phòng Nhung có lẽ chẳng phòng quản lý dự án nào bì kịp.

Với Nam, trường hợp như Nhung còn may mắn chán. Nam là nhân viên có năng lực và nhiều năm kinh nghiệm ở công ty và đang được ban lãnh đạo cân nhắc đưa lên vị trí cao hơn hiện tại. Mọi chuyện có vẻ xuôi chèo mát mái thì đùng một cái, giám đốc cũ bị cắt chức và ngay lập tức một giám đốc mới lên thay. Vị sếp mới này trẻ hơn Nam nhưng lại cực kì khó tính và luôn tỏ vẻ bề trên.

Mỗi lần Nam thực hiện một công việc gì, hoàn thành và nộp bản báo cáo, vị sếp trẻ chỉ liếc mắt qua rồi bắt Nam làm lại mặc dù theo Nam nó chẳng có một chút lỗi nào nếu không muốn nói là tốt hơn cả mong đợi. Trong mắt Nam và các đồng nghiệp khác, sếp mới là một người cực kì bảo thủ,"cứng đầu" và xét nét, dù có những việc nhỏ nhặt và chẳng đáng để bàn cãi gì. Nam khó có thể yêu cầu sếp giải quyết vấn đề theo phương pháp hoặc quan điểm của mình và ngay cả Nam cũng cảm thấy khó có thể chấp nhận được những ý tưởng hoặc vấn đề mà ông sếp trẻ đưa ra. Mối quan hệ giữa nhân viên và sếp trở nên căng thẳng còn Nam cảm nhận được con đường thăng tiến của mình có vẻ không còn rộng mở và bằng phẳng như trước nữa. Nam buộc phải xin nghỉ việc để tìm cho mình tương lai mới.

Trong môi trường làm việc hiện nay, không thể tránh được trường hợp bạn gặp phải những vị sếp khó tính đến mức khó chịu nhưng xin nghỉ việc hay trở nên thất nghiệp chỉ sau một lần cãi lại sếp không phải là lựa chọn dành cho những người biết suy tính và nhìn xa trông rộng. Để chứng tỏ mình là người khôn ngoan, bạn cần phải biết tập trung vào thực tế công việc chứ không phải suốt ngày lo ngại và e sợ sếp sẽ "sờ gáy" bạn.

Là nhân viên biết chịu đựng chẳng phải là lời khuyên tốt nhưng bạn cần phải quên đi tính cách của sếp mà phải nhìn nhận những vấn đề thực tế một cách khách quan. Bạn phải xem sếp có đối xử công bằng với bạn hay không và có đánh giá đúng năng lực cũng như công sức của bạn nữa. Tuy nhiên, nếu gặp phải những vị sếp xem mình là số một và chẳng bao giờ xem trọng những gì bạn đóng góp, bạn có thể phải nghĩ đến một hướng đi mới cho mình, rộng mở hơn.

Bài viết khác

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm

Luật hấp dẫn là gì? Cách sử dụng và ứng dụng luật hấp dẫn thu hút tiền bạc, tình yêu đặc biệt là công việc. Click để xem ngay bài viết sau!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay