Sếp không tăng chức cho bạn, bạn làm gì?

Lượt xem: 13,108

Công ty có đợt rà soát nhân sự, nhiều đồng nghiệp cùng vị trí với bạn đều được thăng chức, chỉ riêng bạn vẫn ngồi nguyên vị trí cũ. Trong hoàn cảnh đó, bạn sẽ hành xử ra sao?

Thăng chức trong sự nghiệp

Nếu bạn quá cảm tính

Hẳn bạn sẽ thấy thất vọng và khó chịu mỗi khi ai đó hỏi thăm. Bạn tự nhủ “mình cống hiến đến thế mà có được đền đáp đâu, nỗ lực làm gì nữa”. Dĩ nhiên, chất lượng công việc của bạn sẽ bị ảnh hưởng, đừng ngạc nhiên nếu một ngày đẹp trời, sếp ký quyết định giảm chức vụ bạn, hay thậm chí cho bạn thôi việc. Cũng có thể bạn sẽ đùng đùng tự mình nộp đơn xin thôi việc trước khi sếp “kịp” có hành động ấy.

Nhưng cách hành xử như vậy thật sự không hề tốt cho công việc và sự nghiệp của bạn!

Hãy là người lý tính

Đúng vậy, trong công việc hay bất kỳ một sự việc nào khác, khi nhìn nhận, đánh giá và giải quyết vấn đề, nên hành động theo lý tính của bạn. Hãy đặt những câu hỏi và tự trả lời một cách khách quan nhất: Tại sao mình không được thăng chức? Có phải vì bạn làm việc không hiệu quả, bạn không phù hợp với vị trí ấy, công ty hiện tại không có điều kiện cho bạn phát triển…, hay chỉ đơn giản vì trông bạn không “hợp nhãn” sếp? Cũng nên tham khảo ý kiến mọi người, kể cả sếp để thêm phần khách quan.

Một khi đã có câu trả lời chính xác nhất bằng lý tính, bạn sẽ xác định được mình nên hành xử như thế nào? Dù quyết định ở lại hoặc ra đi tìm cơ hội mới, hãy luôn vui vẻ và hòa đồng vói đồng nghiệp, giữ thái độ tích cực trong công việc và chọn cho mình một mục tiêu mới để phấn đấu. Chưa phải là ngày tận thế nếu bạn không được thăng chức, biết đâu thời gian tới, bạn lại có cơ hội lớn hơn thì sao?!

Chưa được đi lên, hãy đi tiếp!

Lý tính, ở một mặt nào đó, chính là biểu hiện của sự chuyên nghiệp, không để cảm tính gây ảnh hưởng đến công việc. Từ suy nghĩ thiên về lý tính, bạn sẽ có cách hành xử, đánh giá, giải quyết vấn đề mang tính tích cực. Sếp không thăng chức cho bạn ư? Đấy chưa phải là điều tồi tệ nhất! Chưa được đi lên – thăng tiến, hãy đi tiếp! Nâng cao kỹ năng, làm việc chăm chỉ, thể hiện hết năng lực chính là cách “đi” đúng đắn nhất, rồi đến lúc sếp của bạn sẽ tự hỏi sao mình lại không chú ý đến một nhân tài như bạn đấy! Quan trọng hơn, bạn sẽ tự chủ, tự tin và trải nghiệm để bước tiếp trên con đường sự nghiệp của mình.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay