Sếp mới: Làm gì khi nhân viên không phục

Lượt xem: 49,041

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Hiện nay, nhiều người vẫn cho rằng du học là một lựa chọn tốt. Bất kể công việc lập trình viên, business analyst hay content marketing đều muốn tuyển du học sinh vì môi trường học tập họ được tiếp xúc rất xịn sò. Nhưng vì không biết những thông tin mà mình nhận được từ các trung tâm tư vấn du học có tin tưởng được không, nên không ít bậc phụ huynh cảm thấy bất an, lo lắng.

Làm sếp mới, kinh nghiệm quản lý chưa nhiều, vì vậy, điều đầu tiên các sếp cần làm là tạo uy tín cho mình và niềm tin của nhân viên. Dù bạn có giỏi tới đâu đi nữa mà không có niềm tin nơi nhân viên thì chắc chắn hiệu quả công việc của bạn không thể được như mong muốn.

Trường hợp của Khang cũng tương tự như vậy. Các cấp dưới của Khang không tin tưởng Khang, mọi quyết định và phương án mà Khang đưa ra, người thì cho không đúng, người thì cho không khả thi, thậm chí có người được giao đảm nhiệm cũng chẳng hết mình vì những công việc đó. Có một số nhân viên tỏ ra khó chịu ra mặt khi "tự nhiên" báo cáo công việc với một nhân vật trước đây cũng như mình, lại còn là người được quyền đánh giá năng lực và chuyên môn của mình.

Còn về phía Khang, mọi việc bỗng dưng trở nên quá mới mẻ và Khang thực sự cảm thấy ngại ngần khi đưa ra các quyết định. Sau này chính Khang phải thừa nhận điều đó là nguyên nhân chính khiến cho nhân viên đánh giá thấp mình. Đám nhân viên không phục có dịp cho rằng chuyên môn của sếp chưa vững chính là lý do sếp không thể đưa ra quyết định dứt khoát.

Nhưng rồi Khang được ban lãnh đạo nhắc nhở và anh cũng cho rằng mình phải thay đổi dần. Mỗi khi đưa ra yêu cầu gì khó khăn, Khang đều đặt câu hỏi quyết định nào mang đến nhiều lợi ích hơn để dứt khoát mọi chuyện. Sự chín chắn trong vai trò lãnh đạo dần khiến Khang "ghi điểm" tuyệt đối trong mắt nhân viên. Từ phản đối, cấp dưới của Khang chuyển sang công nhận và khâm phục anh.

Làm việc ở công ty không lâu nhưng Hạnh đã được ban lãnh đạo cất nhắc lên vai trò lãnh đạo, thế là đương nhiên những đồng nghiệp "lão làng" cùng phòng trở thành cấp dưới của Hạnh. Mặc dù phải công nhận rằng Hạnh là một người có năng lực và giỏi chuyên môn nhưng cấp dưới cho rằng Hạnh còn quá non trẻ, chưa thể hiểu hết công ty, thiếu kinh nghiệm lãnh đạo. Với những người có thâm niên gắn bó với công ty thì điều này khó mà chấp nhận được. Những cuộc thì thầm to nhỏ, sự chia bè cánh diễn ra, Hạnh bị tẩy chay không thương tiếc ra ngoài những cuộc vui của họ. Thái độ làm việc không nhiệt tình, bất mãn với sếp thấy rõ. Họ báo cáo và làm việc qua quýt, thậm chí những nhân viên lâu năm còn không thèm báo cáo bởi họ nghĩ đơn giản Hạnh chuyên môn chắc gì bằng họ sao phải báo cáo.

Thậm tệ hơn trong các cuộc họp, ý kiến của Hạnh nói ra thường bị đám cấp dưới phản bác mỉa mai ngay lập tức, hoặc có chấp nhận cũng là sự miễn cưỡng.

Trước tình hình đó, Hạnh biết mình không được phép buông xuôi, mặc cho mọi việc diễn ra theo chiều hướng xấu đi vì sẽ ảnh hướng đến sự đoàn kết và kết quả làm việc của cả phòng. Cô không phớt lờ mọi chuyện cũng không tìm cách thể hiện "uy quyền" của sếp mới. Cô hòa nhã và vẫn giao tiếp bình thường với mọi người, tranh thủ cơ hội tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân viên, xem điều gì sẽ khích lệ họ cống hiến. Nếu đó là những nhu cầu chính đáng, Hạnh không ngại ngần đề đạt với cấp trên xem xét. Cô bắt đầu lấy lại được sự thân thiện của mọi người với mình và từ đó, Hạnh có cơ hội thể hiện khả năng quản lý một cách suôn sẻ hơn.

Có rất nhiều điều “bạn phải...” khi lần đầu làm sếp, điều đó có thể khiến bạn mất ăn mất ngủ. Nhưng bạn sẽ phải làm sao để nhân viên cấp dưới tâm phục khẩu phục và đồng lòng vì công việc của phòng, một kế hoạch chi tiết và sự vững tin vào phía trước chắc chắn sẽ đem lại thành công cho bạn.

 

Bài viết khác

Nhấn xem ngay bài viết để hiểu rõ marketing là gì, những công việc bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp và những điều cần biết khi bước chân vào ngành nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch xin việc việc chi tiết, đơn giản, giúp chinh phục được nhà tuyển dụng. Cùng đọc hết bài viết này để nắm được các yêu cầu bạn nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn viết thư xin việc chuẩn giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Những bí quyết trong bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn kiếm được công việc tốt!

Xem thêm

Bạn đang tìm kiếm mẫu đơn xin việc ấn tượng để thu hút nhà tuyển dụng? Bài viết này sẽ cung cấp top mẫu đơn xin việc hiệu quả nhất. Nhấn xem ngay thôi nào

Xem thêm

Bạn đang ấp ủ ước mơ chinh phục công việc mơ ước? Hãy bắt đầu hành trình bằng cách tạo hồ sơ mới, ấn tượng tại CareerViet.vn! Tham gia Minigame "Tạo tài khoản mới - Nhận quà phơi phới" ngay hôm nay.

Xem thêm

Thành phần gia đình là gì? Hướng dẫn và những lưu ý khi điền thông tin thành phần gia đình vào sơ yếu lý lịch cho đúng. Cùng tìm hiểu nhé!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay