Sếp muốn lương thiện...nhưng ai cho sếp lương thiện

Lượt xem: 36,927

Phận làm nhân viên cũng nhiều cái để kể, nhưng kiếp làm sếp có khá hơn là mấy đâu. Có những điều sếp cũng mong nhân viên hiểu lắm. Chẳng hạn như là:

1.    Phận sếp mới vào nên nhân viên không ưa ngay, nên khó bảo.

2.    Hôm nào giao việc, hướng dẫn rõ ràng, tẽn cũng dạ dạ em hiểu, hẹn deadline các kiểu, trong lúc làm cũng không hỏi han thêm gì. Đúng hôm deadline đưa bản final khác hẳn ý hôm trước.

3.    Sếp bảo làm 1 việc mới làm được một nửa đã làm việc khác giùm người này người kia. Xong quên luôn việc sếp cần gấp. Hỏi đến thì dạ em quên, em nghĩ anh không cần ngay.

4.    Qua bàn sếp thì không cầm theo giấy bút ghi chú cho kĩ. Sếp nói A về nhớ B rồi làm XYZ.

5.    Mail sếp gửi ra một ngày không thèm trả lời. Hỏi đến, dạ hôm nay em quên check mail ạ. *kèm theo đôi mắt ướt lệ*

6.    Nhân viên chỉ chờ boong một cái là cắp cặp về hết. Làm cho có, cho xong, chỉ gì làm đó, ít vận động để cải thiện công việc. Luôn cho cái mình làm là đúng thôi.

7.    Cuối năm, đánh giá hiệu suất phận làm sếp cố gắng làm sao cho anh em đều vui vẻ.

8.    Việc em đang thích làm thì việc của sếp có ưu tiên zero cũng không xong ngay được đâu nhé.

9.    Trong team thế nào cũng có đứa thích tạo phản. Là tai mắt của các sếp lớn hơn hay là của đội khác. Những đứa như thế lại hay mắc bệnh “vĩ cuồng” nhưng không hề biết. Cứ đè team đi xuống mới vui.

10. Hỏi cùng một việc đến “n” lần. Sếp là bách khoa toàn thư?

11. Nhân viên muốn tự do, làm việc mình thích, môi trường làm việc tốt, sếp giỏi, tin tưởng, có tương lai ở tổ chức, được gần “mặt trời” có nhiều cơ hội và ít việc, ít trách nhiệm, ít phải họp hành, ít phải “n” thứ.

12. Không biết kêu gọi sự giúp đỡ, làm sai quá trời sai, từ những cái cơ bản nhất. Nhưng “Sếp kiểm tra mà, trách nhiệm cuối cùng vẫn là anh mà”.

13. Hay than vãn, không chịu suy nghĩ tích cực để hành động được tốt hơn. Còn nhân viên cảm thấy mình giỏi thì đâm ra tự mãn, lâu lâu bị mắng lại bị xuống tinh thần.

14. “Mình cứ làm tà tà thôi, khi nào ông ấy xuống thì mình lên làm sếp ấy mà”. Không vạch ra lộ trình và cố gắng. Muốn có cơ hội nhưng đợi cơ hội đến tận nơi thì mới lên kế hoạch. Không kịp nữa rồi.

15. Làm sếp chưa hẳn là sướng, đi đâu cũng nghe nói xấu sếp thôi, hiếm lắm mới nghe được câu thật lòng. Còn sếp thì phải nhìn ra điểm tốt, điểm mạnh để làm việc, giao việc trên thế mạnh đó.

16. Phòng mười mấy có khi hai mấy nhân viên, mà đến trình bày một việc không đầu không đuôi. Hỏi thì lại trả lời “Hôm qua trong thang máy em có nói với anh rồi đó anh”.

-       Sao anh nhớ?!

17. Cảm thấy bị tổn thương khi sếp/ đồng nghiệp góp ý, đương nhiên sau đó sẽ phân tích đúng sai để hành động nhưng thường ngay lập tức có cảm giác không được sếp công nhận hoặc không được sếp lắng nghe.

18. Nhân viên đoán ý một ông sếp thôi. Còn sếp nhiều khi vừa phải đoán ý sếp của sếp mà còn phải đoán ý nhân viên nữa.

19. Còn có một kiểu thích “đóng hộp”, không cho mình cơ hội học hỏi hoặc không muốn học hỏi, nhưng dễ dàng bất mãn vô căn cứ. Kiểu người không thấy niềm vui trong công việc.

20. Trình giấy tờ, chứng từ thì lần nào cũng phải trả về. Đến đoạn gửi hẳn mail thứ tự các việc phải làm, các giấy tờ cần cho một bộ hồ sơ, nhưng lúc trình vẫn làm sai.

Có thể sẽ có bài nói về #20 nỗi lòng của nhân viên. Nhưng bạn có biết không, sếp của bạn thậm chí CEO, có thể cũng chỉ là nhân viên mà thôi. Họ cũng có những mối lo lắng, có những thứ họ không thể nói với nhân viên của mình. Và sự thật không thể chối cãi là họ cũng có quan tâm nhân viên nói gì về họ, thích họ và công ty hay không. Càng lên cao sự kì vọng của họ về tổ chức về con người cũng cao dần theo. Không chỉ vậy họ mang trên mình cũng kha khá trách nhiệm nên đôi khi đối với nhân viên đó không là gì to tát nhưng với họ thực sự là vấn đề.

Vì vậy, hãy vạch rõ lộ trình cho bản thân, đặt cái tâm vào công việc thậm chí đào sâu vấn đề một chút để khi sếp cần A bạn có thể đưa C hoặc XYZ  luôn. Đó cũng là điểm khác nhau giữa có một công việc và có một sự nghiệp đấy.

Hãy hiểu những cái khó của nhau thêm một chút, để sếp được “lương thiện” như bạn mong muốn nhé!

BinhCaptain

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay