Sếp ơi, em muốn thăng tiến!
Lượt xem: 13,656Bạn là người thật sự có năng lực, thông minh và chăm chỉ. Nhưng sao bạn cứ ngồi mãi một chỗ, trong khi mấy đồng nghiệp đều đã thăng tiến cả. Nguyên nhân: Có thể do bạn thiếu năng lực giao tiếp, cụ thể là giao tiếp với cấp trên.
Bởi đa số ai cũng có sếp trực tiếp lãnh đạo và ảnh hưởng đến sự nghiệp tiền đồ của mình. Việc làm thế nào để “chung sống hòa bình” với sếp là mối quan tâm của nhiều người. Hãy biết cách làm bạn với sếp, biết cách “nói” cho sếp hiểu rằng bạn đang muốn thăng tiến và xứng đáng được thăng tiến.
Đầu tiên, bạn phải chứng tỏ với sếp rằng mình là một người có năng lực thực sự, làm được việc, có chí cầu tiến. Không những làm tốt phần việc của mình, bạn còn có thể làm thành thạo công việc của người khác. Điều đó khiến sếp nghĩ rằng họ đã lựa chọn đúng khi tin tưởng giao việc cho bạn.
Nhiều nhân viên bắt đầu có mâu thuẫn, bất bình với cách cư xử của sếp, họ có đôi lời phàn nàn, đứng chỗ này chỗ kia xì xầm to nhỏ về ông sếp đáng ghét. Bạn nhớ đừng tham gia vào bất kỳ một buổi nói xấu nào. Tất nhiên, cũng đừng tỏ ra cách biệt với đồng nghiệp hoặc có ý bợ đỡ, nịnh nọt sếp, làm mọi người thấy khó chịu.
Khi muốn trình bày hoặc đề xuất ý kiến, bạn phải có chiến thuật. Đừng chọn lúc sếp đang bận bù đầu, sếp vừa thất bại trong một phi vụ làm ăn hay khi sếp đang cáu kỉnh với anh trợ lý. Hãy lựa lúc sếp thoải mái, vui vẻ và sáng suốt nhất, để đề xuất của bạn được đánh giá đúng.
Khi được phép trình bày, bạn cần diễn đạt vấn đề đến nơi đến chốn, chi tiết nhưng cũng thật gãy gọn. Nhớ nhấn mạnh những mặt ưu điểm, đồng thời cũng không được né tránh những nhược điểm, hạn chế của nó. Như thế, chứng tỏ bạn đã suy nghĩ vấn đề rất chín chắn, kỹ càng và khách quan. Nếu sếp nói “để nghiên cứu đã” nghĩa là bạn đã có cơ hội. Nếu trường hợp sếp phản đối, đừng vội tỏ thái độ tiêu cực. Hãy bình tĩnh thuyết phục và lựa thời gian đề đạt lại ý kiến.
Những dịp đi đâu đó cùng sếp không phải vì lý do công việc là cơ hội để “quảng bá” bản thân và thắt chặt tình giao hảo với sếp. Khi cùng nhau nói chuyện phiếm, hãy “vô tình” cho sếp biết tâm trí của bạn luôn hướng về công việc, đến những kế hoạch trước mắt và lâu dài của công ty. Đồng thời, qua những cuộc gặp gỡ như thế, bạn biết được thị hiếu, sở thích của sếp để dễ bề cư xử.
Xây dựng một mối quan hệ tốt với đồng nghiệp cũng là một cách để bạn củng cố sự tín nhiệm từ phía sếp. Thường, khi có ý cân nhắc bạn vào một vị trí nào đó trong công ty, sếp sẽ thăm dò ý kiến của những người làm cùng với bạn. Nếu không có sự ủng hộ từ đồng nghiệp thì con đường thăng quan tiến chức của bạn cũng gặp phải nhiều trắc trở.
Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:
Tìm việc làm | Anabuki tuyển dụng | Tuyển giáo viên tiếng Trung | Chăm sóc khách hàng Viettel tuyển dụng | tuyển dụng tài xế b2 ở gia đình | kcn thành thành công tuyển dụng tài xế lái xe | việc làm tạp vụ | việc làm kế toán tại huế