Sếp tự đánh giá năng lực bản thân

Lượt xem: 39,738

 

 

Là sếp, bạn không chỉ cần biết đến nhân viên qua những kết quả của công việc họ làm mà bạn nên quan tâm tới đời sống của từng người, đó là cách gián tiếp giúp tăng năng suất làm việc và một không khí làm việc “ấm cúng” trong công ty.
Để trở thành một nhà quản lý giỏi, ngoài việc hoạch định chiến lược tốt, có tài hùng biện, có uy tín…. bạn còn cần thiết lập mối quan hệ tốt với nhân viên. Để biết mình là người sếp như thế nào trong mắt nhân viên và cần cải thiện những điều gì, mời bạn trả lời những câu hỏi dưới đây:

1. Bạn luôn tin vào năng lực làm việc của các nhân viên?

Nếu câu trả lời của bạn là có thì bạn thực sự đang “sở hữu” một đội ngũ nhân viên giỏi và chuyên nghiệp. Để là một người quản lý giỏi bạn cần biết khi bạn đặt niềm tin vào ai thì họ sẽ cố gắng để đáp lại mức độ tin cậy bạn dành cho họ. Đó cũng chính là động lực giúp họ cố gắng hoàn thành công việc tốt nhất.

2. Bạn là người hiểu rõ về nhân viên?

Là sếp, bạn không chỉ cần biết đến nhân viên qua những kết quả của công việc họ làm mà bạn nên quan tâm tới đời sống của từng người, đó là cách gián tiếp giúp tăng năng suất làm việc và một không khí làm việc “ấm cúng” trong công ty. Bạn không nhất thiết phải trở thành “bạn thân” của từng nhân viên nhưng bạn nên biết những mong muốn, nhu cầu của họ qua những cuộc nói chuyện ngắn hằng ngày.

Ví dụ: Với nhân viên nữ có gia đình, họ cần được sếp thông cảm những khi phải đổi lịch làm việc vì con ốm...

3. Bạn có “đóng góp” trong thành công của mỗi nhân viên?

Việc bạn có góp phần trong những thành công của nhân viên chứng tỏ bạn quan tâm tới sự phát triển nghề nghiệp của họ chứ không phải chỉ của công ty. Bạn luôn giúp đỡ và đưa ra những lời khuyên khi cần. Hơn nữa nó còn chứng tỏ bạn không phải là người sếp chỉ nghĩ cho bản thân.

Ví dụ: Khi giao việc cho bất kỳ nhân viên nào bạn đều có chọn lựa, người nào giỏi lĩnh vực nào. Bạn không chỉ “vứt” việc và đưa thời hạn buộc nhân viên hoàn thành. Điều này không có lợi cho kết quả công việc.

4. Bạn có hay đưa ra những lời khuyên cho nhân viên?

Làm nhà quản lý bạn cần đưa ra được những ưu và khuyết điểm của nhân viên. Những gì họ làm đã tốt và cái gì cần được cải thiện trong khi thực hiện công việc. Thông qua đó còn cho nhân viên thấy bạn luôn dõi theo từng tiến trình của công việc cũng như những kết quả mà họ đạt được.

5. Bạn có đào tạo nhân viên của mình một cách tích cực?

Làm người lãnh đạo thì việc đào tạo nhân viên cũng là phần quan trọng trong công việc, nhân viên chính là một trong những mắt xích trong chuỗi hoạt động của công ty nếu tất cả làm việc tốt mà một mắt xích không hoạt động thì cả dây chuyền cũng bị ngưng.

Vì vậy một người sếp thành công không bao giờ nói: “Tôi không có thời gian cho việc đào tạo nhân viên”.

6. Những nhân viên của bạn có coi trọng nhiệm vụ của công ty?

Lấy một ví dụ: Giám đốc công ty FedEx luôn nói với nhân viên của mình rằng: “Bạn không chỉ đang chuyển một gói hàng mà bạn đang đóng góp vào sự phát triển của lịch sử thương mại thế giới”.

Câu nói đó làm cho nhân viên của hãng cảm thấy tầm quan trọng của công việc họ đang làm. Họ nhiệt tình và có trách nhiệm hơn trong công việc khi họ có sự tôn trọng với công việc đó.

 

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay