Sinh viên phải được "hành nghề" nhà báo, luật sư, giám đốc...
Lượt xem: 12,818Lâu nay, tại các trường ĐH-CĐ, các ngành học khoa học tự nhiên, kỹ thuật luôn được ưu ái về chuyện thực hành. Thực tế, các ngành khoa học xã hội cũng có nhu cầu lớn về thực hành nhưng cho đến nay, chỉ một số ít trường xây dựng được những mô hình thực hành cho sinh viên ngành xã hội sát với thực tế.
Bước vào Trường CĐ dân lập Công nghệ thông tin TP.HCM, bạn sẽ bắt gặp một cái bưu điện xinh xinh với hộp thư màu vàng, cabin điện thoại, quầy giao dịch và các nhân viên đang bận rộn gói hàng, đóng dấu bưu phẩm, fax, chuyển tiền, phát hành báo chí, giải đáp thắc mắc khách hàng... Đó chính là Bưu cục thực hành dành cho sinh viên lớp Quản trị bưu chính viễn thông. Ba giao dịch viên đứng phía trong mặt lấm tấm mồ hôi nhưng vẫn đon đả phục vụ khách hàng. Chỉ có điều, thỉnh thoảng cả nhân viên bưu điện lẫn khách hàng lại... cười toáng lên, đấm vai nhau thùm thụp vì những đối thoại ngẫu hứng: "Ấy là nhân viên, ấy phải giải thích cho tớ nghe ký hiệu BC01 trong hóa đơn gửi bưu phẩm là gì chứ? Mà ấy cười với khách hàng hơi bị nhiều đó nha!", "Tớ cười bởi vì khách hàng của tớ hôm nay... nhiều mụn quá"...
Bưu cục thực hành này đã ra đời được hơn 2 năm, hoạt động như một bưu điện thực sự, giúp sinh viên ngành Quản trị bưu chính hình dung đầy đủ về công việc của một nhân viên bưu điện trong tương lai. Sinh viên sẽ thay phiên nhau đóng vai giao dịch viên và khách hàng. Những tình huống có thật như sự cố sai cước bị khách hàng khiếu nại, tiền không chuyển đến tay người nhận, thư từ bị thất lạc... được đưa ra và những sinh viên sẽ phải giải quyết sao cho hợp lý, khoa học, không để lại hậu quả xấu. Giảng viên Phùng Thị Cẩm Tú, người trực tiếp hướng dẫn thực hành cho sinh viên vui vẻ nhận xét: "Có nhiều em giải quyết tình huống rất thông minh. Những giờ thực hành trực tiếp làm nhân viên bưu điện chắc chắn giúp các em ra trường sẽ không còn ngỡ ngàng với công việc của mình".
Giờ đây, nếu bố trí Tâm, SV Đại học Văn Lang vào một công ty nào đó với vai trò kế toán, bạn luôn tự tin cho biết sẽ làm tốt công việc của mình. Phòng Mô phỏng kế toán của khoa Tài chính kế toán Trường ĐHDL Văn Lang - ra đời năm 2003 - đã giúp sinh viên năm cuối của khoa tiếp cận với vai trò kế toán viên thực sự sau hơn 100 tiết thực hành. Văn phòng này được thiết kế như một công ty thu nhỏ với hơn 30 chiếc máy tính, đủ cho 6 nhóm làm việc mỗi buổi. Mỗi nhóm gồm 8 người như một phòng kế toán, gồm các nhân viên kế toán công nợ, kế toán thanh toán, kế toán kho, kế toán tổng hợp, kế toán trưởng... Với những bộ chứng từ thật (được cung cấp bởi các công ty đối tác), các "kế toán viên" này sẽ làm việc theo nhóm, làm việc trên máy tính để cuối mỗi đợt thực hành sẽ cho ra đời một sản phẩm báo cáo tài chính (là bản quyết toán tài chính nộp cho cơ quan thuế). Có một điều thú vị là người hướng dẫn thực hành cho sinh viên chính là giám đốc hay kế toán trưởng của các công ty tại TP.HCM được nhà trường mời về. Hơn ai hết họ sẽ giúp cho SV tiếp cận công việc một cách nhanh chóng, đầy đủ và thực tế nhất.
Trường CĐ bán công Hoa Sen từ lâu cũng đã nhận thấy tầm quan trọng của việc "học đi đôi
Học làm báo trên giảng đường |
Nếu đào tạo sinh viên báo chí, hãy cho các bạn có cơ hội trở thành phóng viên, thư ký tòa soạn, tổng biên tập một ngày. Với sinh viên quản trị kinh doanh, hãy để các bạn tập làm giám đốc. Với ngành luật, hãy tạo điều kiện cho sinh viên đảm nhận vai trò của một luật sư hay thẩm phán. Muốn như vậy, nhà trường phải xây dựng những mô hình thực hành thật quy củ, sinh động và thực tế chứ không chỉ là những giờ học thực hành lẻ tẻ, không thường xuyên.