Sở trường - sở đoản là gì? Cách trả lời khéo léo khi đi phỏng vấn

Lượt xem: 54,151

Sở trường là gì? 

Sở trường là những điểm mạnh, ưu điểm, những yếu tố mang tính tích cực của bản thân mỗi người. Có thể hiểu sở trường là giỏi, am hiểu, thành thạo ở một lĩnh vực nào đó. Bạn có thể sẽ nhầm lẫn giữa năng khiếu và sở trường. Năng khiếu chỉ là một phần của sở trường. Năng khiếu tạo nên sở trường, là bước đệm giúp phát huy sở trường. Có thể chia sở trường thành 3 hạng mục khác nhau:

  • Sở trường tính cách và ý thức: Độc lập, chăm chỉ, có trách nhiệm, có quy tắc, tôn trọng giờ giấc, kỹ năng làm việc nhóm, cẩn thận,... 
  • Sở trường kiến thức: Đạt thành tích trong quá trình học tập như bằng cấp, trình độ ngoại ngữ, kỹ thuật, công nghệ thông tin… hoặc kinh nghiệm làm việc.
  • Sở trường về khả năng, kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng thuyết trình thành thạo, phân tích và giải quyết vấn đề, kỹ năng tổ chức công việc,... 

Sở trường là gì? Sở đoản là gì? (Nguồn: Internet) 

Sở đoản là gì?

Trái ngược với sở trường, sở đoản là những điểm yếu, những khía cạnh bạn còn yếu kém và cần khắc phục. Khi được hỏi đến sở đoản, đa phần ứng viên sẽ rất khó trả lời và đòi hỏi ứng viên phải khéo léo, tinh tế nhưng vẫn phải đảm bảo sự trung thực. Đừng lúng túng và bối rối khi gặp phải câu hỏi này, cách tốt nhất để trả lời câu hỏi điểm yếu của bạn là gì chính là nhấn mạnh vào mặt tích cực và giảm điểm yếu đến mức tối thiểu. 

Cách xác định sở trường và sở đoản 

Lắng nghe những người xung quanh nhận xét 

Nhờ sự tư vấn của các mối quan hệ xung quanh: Bạn có thể nhờ đến các mối quan hệ thân thiết như gia đình, bạn bè đưa ra những lời nhận xét khách quan về bạn. Vì đây là những người tiếp xúc với bạn thường xuyên nên sẽ hiểu bạn một cách tương đối. Ngoài ra, bạn có thể tìm đến những chương trình hướng nghiệp, những buổi hội thảo để tham khảo ý kiến các chuyên gia về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. 

Làm trắc nghiệm/ khảo sát 

Làm những bài trắc nghiệm hướng nghiệp cũng là một cách để tìm ra sở trường và sở đoản của bản thân. Hiện nay, bạn không cần đi đâu xa mà có thể tìm những bài trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp trên google. 

Trắc nghiệm hướng nghiệp giúp xác định sở trường, sở đoản của bạn (Nguồn: Internet)

Đặt câu hỏi 

Chủ động đặt những câu hỏi về việc làm thường ngày: Bạn cảm thấy thích thú và không thích điều gì? Trong những việc làm thường ngày, việc gì bạn làm tốt và những gì chưa tốt? Từ đó tìm ra thế mạnh và điểm yếu của mình. 

Tự đặt mình vào những hoàn cảnh khác nhau 

Mỗi người cần liên tục hoạt động trong nhiều môi trường khác nhau để theo dõi và nhận định bản thân vì để tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của bản thân là cả một quá trình dài. Qua quá trình trải nghiệm, những đánh giá và kinh nghiệm thu được sẽ giúp bạn tìm ra sở trường và sở đoản của mình.

Tại sao nhà tuyển dụng thường hỏi về sở trường và sở đoản khi phỏng vấn? 

Trước khi bắt đầu buổi phỏng vấn, bạn vẫn sẽ thường nghĩ nhà tuyển dụng chỉ hỏi những câu hỏi về kỹ năng chuyên môn, trình độ, kinh nghiệm,... Nhưng trên thực tế, nhà tuyển dụng rất quan tâm đến tính cách của ứng viên. Thông qua câu trả lời về sở trường, sở đoản sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được tính cách và cân nhắc ứng viên đó cho vị trí mà họ tuyển dụng. 

Nhà tuyển dụng rất quan tâm đến những điểm mạnh và điểm yếu của ứng viên (Nguồn: Internet) 

Ngoài ra, nếu nhà tuyển dụng quyết định lựa chọn ứng viên thì việc biết trước sở trường và sở đoản của nhân sự sẽ giúp doanh nghiệp có hướng đào tạo phù hợp. Trong môi trường làm việc, nếu cấp Quản lý nắm rõ sở trường và sở đoản của nhân viên thì sẽ khai thác tốt khả năng của họ.

Cách trả lời câu hỏi về sở trưởng và sở đoản khi đi phỏng vấn 

Trả lời câu hỏi về sở trường

Để trả lời câu hỏi về sở trường, bạn nên trình bày những kỹ năng và sở trường đặc biệt của bản thân. Hãy thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn hoàn toàn phù hợp với vị trí ứng tuyển nhờ vào điểm mạnh này. Tốt hơn hết, bạn nên phác thảo chúng trước ở nhà. Thiết lập một danh sách có liên quan đến ba hạng mục ở trên như sau:

  • Đề cập đến quá trình học tập, các bằng cấp cũng như kinh nghiệm làm việc bạn có. Ví dụ: kỹ năng vi tính, ngôn ngữ, kỹ thuật…
  • Nhắc tới những kỹ năng bạn học được khi đảm nhiệm những công việc trước đây, như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề
  • Nêu ra những phẩm chất của riêng bạn, như là: độc lập, linh hoạt, thân thiện, chăm chỉ, quy củ, đúng giờ và có thể làm việc theo nhóm…

Cách trả lời câu hỏi sở trường (Nguồn: Internet) 

Lựa chọn 3 trong số 5 thế mạnh phù hợp với những gì nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. 

Ví dụ: khi bạn ứng tuyển vào vị trí Biên phiên dịch tiếng Anh, hãy trình bày về khả năng giao tiếp, trình độ tiếng Anh, những sự kiện bạn đã từng phiên dịch qua. 

Trả lời câu hỏi về sở đoản

Dường như đây là câu hỏi “khoai” nhất trong phần phỏng vấn. Cách tốt nhất để vượt qua câu hỏi này đó là giảm điểm yếu tới mức tối thiểu và vẫn tập trung vào sở trường. 

Nắm rõ sở đoản của mình là gì để không bị lúng túng và câu trả lời của bạn phải khớp với những gì đã viết trong CV. 

Chọn ra một sở đoản cũng như phương án giải quyết nó. Tránh xa những khía cạnh cá nhân mà tập trung vào các đặc điểm chuyên môn. 

Ví dụ: “Tôi tự hào mình là một người có ngoại hình ưa nhìn. Tuy phải nói thật rằng, đôi khi tôi hay quên những chi tiết nhỏ, nhưng chắc chắn điểm yếu này sẽ được “lấp đầy” bởi một ai đó tỉ mỉ và cẩn thận trong nhóm làm việc”.

Mẹo trình bày sở trường, sở đoản trong CV 

Sở trường

Trình bày rõ ràng, hợp lý những ưu điểm để làm nổi bật và thể hiện sự chân thật của bạn. Một số ưu điểm cần có:

  • Kỹ năng làm việc: Nên xem kỹ yêu cầu tuyển dụng để trình bày những kỹ năng cần thiết cho vị trí ứng tuyển, từ đó nêu ra ưu điểm của bản thân để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.
  • Kỹ năng mềm: Có thể là kỹ năng làm việc nhóm, xử lý vấn đề, kỹ năng giao tiếp,... Hiện nay, người có kỹ năng mềm tốt sẽ có lợi thế hơn khi ứng tuyển.
  • Nhiều nhà tuyển dụng thường ưu tiên ứng viên có tài lẻ vì muốn họ mang đến một màu sắc mới để xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Vì vậy nếu có bạn cũng có thể trình bày trong CV.

Sở đoản 

Chỉ nên chọn 3 sở đoản của bản thân đưa vào CV, tránh liệt kê quá nhiều vì CV có nhiều nhược điểm chắc chắn sẽ lu mờ. Hãy trình bày khéo léo, thể hiện sự cố gắng của bản thân trong việc khắc phục yếu điểm một cách tốt nhất.

Bạn nên hạn chế tối thiểu những điểm yếu khi viết CV (Nguồn: Internet)

Tóm lại, để thể hiện tốt cho buổi phỏng vấn, bạn nên liệt kê điểm mạnh, điểm yếu của bản thân ra giấy, luyện tập trước bằng nhiều cách khác nhau và chọn ra phương án tốt nhất. Hy vọng những thông tin CareerViet cung cấp qua bài viết trên đã giúp bạn hiểu được sở trường, sở đoản là gì cũng như cách thể hiện giúp chinh phục mọi nhà tuyển dụng. 

Để xem thêm nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn, nhanh tay truy cập website CareerViet với vô vàn cơ hội đang chờ bạn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo mức lương từng công việc cụ thể tại VietnamSalary.vn nhé! 

Top những từ khóa tìm kiếm nhiều nhất:

tìm việc làm | Tuyển dụng công ty Samsung Quận 9 | Thực tập sinh chứng từ xuất nhập khẩu TPHCM | Tìm việc làm Quận 1 chợ tốt | việc làm Cần Thơ | telesales | việc làm Biên Hòa | việc làm Nha Trang | việc làm Gia Lai | việc làm quận 12 | tìm việc làm Quy Nhơn | tuyển dụng Vĩnh Long | việc làm tại tphcm

Bài viết khác

Cùng CareerViet tìm hiểu freelancer là gì, những lợi ích, thách thức của nghề này, và cách bắt đầu làm freelancer tại Việt Nam để tăng thu nhập hiệu quả.

Xem thêm

Interview là gì? Tìm hiểu cách chuẩn bị và trả lời phỏng vấn hiệu quả với các kỹ năng, lời khuyên và những bí quyết giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Xem thêm

Giới thiệu bản thân thường là câu hỏi đầu tiên trong buổi phỏng vấn và cũng là yếu tố then chốt chinh phục nhà tuyển dụng. Xem ngay cách giới thiệu sao cho ấn tượng nhé!

Xem thêm

Phỏng vấn là bước quan trọng quyết định thành công trong hành trình tìm kiếm việc làm. Để ghi điểm với nhà tuyển dụng và tự tin chinh phục vị trí ứng tuyển, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức và kỹ năng mềm. Trong bài viết này, CareerViet sẽ chia sẻ bí quyết hiệu quả giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng nhé!

Xem thêm

Project Manager là vị trí đóng vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và kiểm soát dự án cho đến khi dự án kết thúc

Xem thêm

Thực tập sinh chính là cơ hội để tích lũy kinh nghiệm, khám phá con đường sự nghiệp, tạo cho mình một lợi thế trên thị trường, tạo môi trường năng động

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay