Sống sót trước quy luật đào thải

Lượt xem: 1,076

Cạnh tranh khốc liệt trong quy luật đào thải

Cạnh tranh khốc liệt trong quy luật đào thải

Chuyện bị sa thải, bị mất việc vốn dĩ đã trở thành chuyện bình thường trong thời buổi kinh tế cạnh tranh khốc liệt như ngày nay. Đó vốn dĩ là điều không ai mong muốn nhưng lại luôn là thực tế bạn phải đối đầu. Nếu bạn thường xuyên bị chỉ trích, phàn nàn, khi sếp quá lưu tâm đến bạn, khi một cuộc cải tổ nhân sự sắp sửa diễn ra hay bạn không còn được giao phó những công việc thuộc trọng trách của mình, đó là những tín hiệu báo trước nguy cơ bạn phải ra đi. Và rõ ràng môi trường làm việc càng chuyên nghiệp, tốc độ đào thải càng cao.

Trên thực tế hiện nay, môi trường làm việc tại các công ty, doanh nghiệp ở Việt Nam đang được chuyên nghiệp hóa dần lên trong thấy. Đồng nghĩa với sự chuyên nghiệp đó là quy luật đào thải càng trở nên khốc liệt. Người lao động buộc phải chấp nhận thực tế ấy như một quy luật tất yếu của cuộc sống.

Tại các công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, mức độ đào thải cao hơn hẳn so với các công ty, doanh nghiệp nhà nước. Các ông chủ nước ngoài sẵn sàng cho nhân viên nghỉ việc nếu họ cảm thấy ở những nhân viên đó, cách làm việc “có vấn đề”. Giữa các nhân viên vì thế luôn tồn tại một cuộc cạnh tranh ngầm cho sự đi lên và tụt hậu. Người nào cũng buộc phải bước lên phía trước. Chững lại cũng có nghĩa là chấp nhận thất bại. Các nhà quản lý nhân sự cho rằng không ai muốn trả lương cho những người mà năng suất lao động luôn dừng lại ở một ngưỡng. Sự đòi hỏi ngày càng cao đối với nhân viên là lý do chính đáng cho những quyết định sa thải của họ.

Thực ra, việc sa thải nhân viên là điều không ai muốn làm nhưng không ai lại giữ những nhân viên làm việc không có hiệu quả và đáp ứng những yêu cầu công việc như mong đợi. Sa thải là cách lựa chọn cuối cùng mà những nhà quản lý nghĩ đến. Đơn giản vì việc giữ lại các nhân viên sẽ mang lại một số lợi ích cho công ty mà những nhà lãnh đạo có kinh nghiệm sẽ nhận thấy. Đó là gây dựng lòng trung thành ở nhân viên đối với công ty, tránh cho công ty những tổn thất về mặt nhân lực khi bước vào cuộc cạnh tranh giành giật nhân lực cao cấp; gây dựng không khí làm việc “dễ thở” trong công ty…

Thị trường lao động đang ngày càng khắc nghiệt trước những biến động của nền kinh tế. Người lao động cần phải nhận thức rõ vấn đề này để tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để bảo vệ quyền lợi của mình. Hãy học những kĩ năng mới để đảm nhận tốt những công việc mang tính thử thách cao hơn. Cần phải tự tạo cho mình cơ hội thăng tiến, đó là cách tốt nhất giữ bạn ở lại vị trí của mình trong công ty.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay