Sự cám dỗ của việc lãnh đạo hời hợt
Lượt xem: 12,562
Nhiều người nghĩ rằng, một người luôn đưa ra mệnh lệnh, luôn tập trung mọi ánh mắt đổ dồn vào khi xuất hiện, luôn phát biểu, trình bày, luôn khiến mọi người phải phục tùng...là một nhà lãnh đạo. Nhưng...
Khi thời gian qua đi, người như vậy sẽ đưa ra những quyết định khủng khiếp hoặc chẳng đưa ra quyết định nào. Những người làm việc cho ông ta sẽ mất tập trung, tổ chức mất định hướng và bắt đầu loạng choạng.
Người mà được gọi là lãnh đạo đó, lại không có khả năng thực sự để lãnh đạo tổ chức.
Coi trọng bề ngoài hơn bản chất
Thường thì, mọi người xác định, phát triển và bổ nhiệm các nhà lãnh đạo dựa trên vẻ ngoài của việc lãnh đạo. Họ quên mất khía cạnh quan trọng nhất của nó: biết cách điều hành một tổ chức.
Trong cuốn sách Blink, tác giả Malcolm Gladwell cho rằng các CEO thường cao hơn trung bình 7-8 cm so với người bình thường và ông quy thực tế này thành một thành kiến. Gladwell cho rằng vóc người phát ra các dấu hiệu vô thức về việc một người có phải là một nhà lãnh đạo hay không, do đó ảnh hưởng tới những người lựa chọn.
Có thể khó để tin rằng người ta bị thống trị bởi những phẩm chất nông cạn chẳng hạn chiều cao để chọn một nhà lãnh đạo. Nhưng có nhiều cái bẫy khác khiến chúng ta đặt sai người vào vị trí lãnh đạo với những hậu quả khủng khiếp cho con người và tổ chức.
Họ là những nhà lãnh đạo thực sự?
Có các loại lãnh đạo mà không phải nhất thiết là lãnh đạo. Đừng chắc chắn là bạn tìm được một nhà lãnh đạo khi bạn tìm thấy một trong những kiểu người sau đây:
"Con nhà nòi": Khi bạn nghe những người thường xuyên đề cập đến quá khứ của họ (Khi tôi còn học ở Havard...) hoặc các công ty lớn mà họ từng làm cho (Khi tôi còn làm ở Toyota), hãy nghi ngờ. Những người này có thể đang cố gắng gây ấn tượng bằng nơi họ từng ở, hơn là những điều họ từng làm trong vai trò lãnh đạo.
Điều này không có nghĩa là những nền tảng đó (như kinh nghiệm, sự giáo dục) không có giá trị, mà quan điểm ở đây là một số người được lựa chọn và chọn "các nhà lãnh đạo" như thế vì họ làm ra vẻ những điều tốt phải được lau giữ sạch sẽ, hoặc bởi vì họ nghĩ điều đó sẽ an toàn.
Nhưng không phải thế. Bạn phải nhìn vào kỹ năng của một người và xem cách làm thực tế để biết khả năng của người đó trong vài trò của một nhà lãnh đạo.
Nhà lãnh đạo tinh thần: Một vài người có một cách để khuấy động năng lượng và sự thích thú trong những người khác. Họ trịnh trọng kêu gọi một tầm nhìn về một điều gì đó lớn lao và có kỹ năng truyền thông khác thường mà có thể làm bùng lên cảm xúc. Mọi người tin họ, và đợi xem họ sẽ đi đâu.
Khả năng để truyền cảm hứng cho người khác thực ra là một đặc điểm tuyệt với trong các nhà lãnh đạo, nhưng không phải tất cả những người có thể khuấy động cảm xúc của người khác đều có thể liên kết tầm nhìn của mình với thực tế của tổ chức. Cảm xúc một mình nó không đủ để đưa tổ chức tới nơi nó cần phải đến.
Một người như thế này có thể làm bùng lên sự phấn khích ban đầu nhưng nó sẽ nhanh chóng biến mất khi thất bại trong việc cụ thể hoá.
Kẻ có đầu óc: Một cách người ta đánh giá một nhà lãnh đạo là bằng việc người đó thông minh như thế nào. Chúng ta không thể không bị ấn tượng bởi những người phản ứng nhanh chóng, đưa ra câu trả lời nhanh nhất, có thể nói một cách đầy hiểu biết về một chủ đề nào đó, và có thể nhắc lại được các tên gọi, các câu trích dẫn, các con số....
Đôi khi những người như vậy để cho bạn biết họ đọc nhiều như thế nào. Nhưng nhanh chân không hoàn toàn đồng nghĩa với sự thông minh, và sự thông minh không hoàn toàn đồng nghĩa với việc sẽ là một nhà lãnh đạo. Chúng ta có muốn những nhà lãnh đạo thông minh? Rõ ràng là có. Nhưng đừng lựa chọn các nhà lãnh đạo chỉ dựa trên sự thông minh đơn thuần không thôi.
Người cứu vớt: Một nhà lãnh đạo đang lâm vào rắc rối. Số tiền dự trữ cạn kiệt, phẩm chất bị xuống cấp, khách hàng đang bỏ đi dần. Nhưng ông ta không nản lòng vì những tin xấu này. Trong mọi lần xem xét, ông ta chắc chắn rằng sự thay đổi là thích hợp.
Ông ta có một kế hoạch chi tiết, có biểu đồ, đồ thị. Ông ta muốn bạn tin tưởng ông ta, và vì ông ta dường như rất tự tin và chân thành, bạn đã tin.
Sự lạc quan và sự tự tin đang làm mủi lòng ban, nhưng chúng không thay thế được phương pháp giải quyết vấn đề. Và chúng ta biết rằng các vấn đề bị sao lãng luôn có cách phát triển. Người mà hứa câu trả lời nhưng không bao giờ thực thi nó không phải là một nhà lãnh đạo.
Tập trung vào bản chất
Có rất nhiều phẩm chất cá nhân chúng ta muốn trong các nhà lãnh đạo - như sự tự tin, sự thông minh, và kỹ năng truyền thông. Nhưng nếu chúng ta muốn tổ chức của chúng ta được đặt vào những bàn tay tốt, chúng ta phải tập trung từ đầu vào bản chất của việc lãnh đạo - liệu người đó có thực sự biết những điều mà mình đang làm hay không.
Nếu bạn khao khát là một nhà lãnh đạo, đừng chắc rằng bạn sinh ra là để trở thành lãnh đạo. Các nhà lãnh đạo được tạo nên chứ không phải được sinh ra. Bạn phải xây dựng khả năng lãnh đạo. Thời gian bạn dành cho các bài trình bày, phát biểu...hoặc xây dựng danh tiếng có thể làm cho bạn nhất thời vượt lên trước, nhưng trong kỷ nguyên này, việc mất khả năng mang lại kết quả sẽ nhanh chóng bắt kịp bạn.