Sử dụng đại từ "chúng ta" - Câu chuyện trong phỏng vấn
Lượt xem: 12,428
Theo hồ sơ mà hai người đưa ra thì thành tích trước đây của họ và cả những thể hiện trong các vòng dự tuyển đã chứng tỏ hai người trình độ tương đương. Thế nhưng, chức Phó Tổng giám đốc chỉ có một, chọn ai bây giờ?
Ông Tổng giám đốc sau một đêm suy nghĩ đã có quyết định…
Ngày hôm sau, Tổng giám đốc cho gọi cả hai người tới phòng làm việc.
- Đề nghị các anh nhận định xem công ty chúng ta nên phát triển theo hướng nào để mang lại triển vọng tốt đẹp?
Công ty này là một công ty vận tải đường thủy lớn. Ông A xin phép trả lời trước: "Qua khảo sát điều tra tôi thấy công ty của các ông nên phát triển theo hướng vận chuyển viễn dương".
Ông Tổng giám đốc gật gật đầu rồi hỏi ông B:
- Thế còn anh?
Ông B trầm ngâm một lúc rồi mới nói:
- Có lẽ vận tải viễn dương là con đường duy nhất giúp cho công ty chúng ta lớn mạnh!
Rút cuộc, ông Tổng giám đốc đã lựa chọn ông B bởi vì ông cảm nhận được rằng ông B đã là một thành viên trong số "chúng ta" chứ không coi mình là người ngoài như ông A khi nói từ "các ông".
Điều huyền diệu của cách biểu đạt đại từ "chúng ta" là ở chỗ: nó có khả năng thúc đẩy mức độ thân thiết gần gũi của đôi bên trong khi nói chuyện. Cho dù sự quen biết chưa thật sâu sắc, vẫn có thể dùng thường xuyên hai chữ "chúng ta". Điều này khiến cho đối phương luôn coi bạn là người bạn.
Hãy nhớ kỹ một điều: nếu vận dụng khéo léo hai chữ "chúng ta" có thể làm cho quan hệ giữa hai người nhanh chóng trở nên thân thiết cũng có thể làm cho bạn nhanh chóng hòa nhập với một tập thể mà trước đó vốn không thuộc về bạn!
"Chúng ta" đó là "chất xúc tác" cho một phản ứng trung hòa!