Sự tiến thủ trung thực

Lượt xem: 13,365

Có nhiều con đường đưa bạn đến sự thành công, thành đạt trong công việc. Song sự thành đạt đó phải được sếp cũng như đồng nghiệp "tâm phục khẩu phục", nói cách khác đó phải là sự tiến thủ trung thực thì không phải ai cũng làm được.

Một chuyên gia nổi tiếng người Mỹ J.Lager đã đưa ra một số lời khuyên cho những ai muốn tiến thủ trung thực mà các cô gái hiện đại cần tham khảo.

1. Công việc là trên hết

Đừng bao giờ đem những lý do khó khăn của bản thân hoặc gia đình bạn ra để thoái thác công việc được giao. Chủ động tìm công việc, vui vẻ nhận tất cả những việc được giao và hoàn thành thật tốt đó là lời khuyên đầu tiên. Vì chỉ có công việc và những thành tích trong công việc mới giúp cho bạn sớm thành đạt và thăng tiến.

2. Học, học nữa, học mãi...

Câu nói này của vị lãnh tụ vĩ đại người Nga: Vơlađimia Ilich Lê Nin là bất hủ, là kim chỉ nam, là ngọn đuốc soi đường cho mọi dân tộc, mọi cá nhân muốn giành lấy chiến thắng và vinh quang. Bạn không thể tiến thủ với cái đầu rỗng tuếch, với nắm kiến thức chuyên môn và mọi lĩnh vực xã hội quá khiêm tốn, sẽ chẳng ai kính phục và để ý đến bạn đâu.

3. Cần có quan hệ tốt với cả sếp và đồng nghiệp

Song bạn đừng quá tỏ ra thân thiết với sếp hoặc quá lấy lòng sếp. Ban đầu mối quan hệ đó có thể có lợi cho bạn, bạn sớm được sếp để mắt tới, được sếp nâng đỡ, cất nhắc. Nhưng về lâu dài điều đó sẽ rất thiệt thòi cho bạn: chẳng ai nhìn thấy thực lực khả năng của bạn mà họ chỉ kháo nhau: "Cô ta được sếp nâng đỡ ấy mà!".

Ngược lại bạn nên tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, đừng mang sự yêu ghét cá nhân vào công việc chung, làm sao để nhiều người thừa nhận bạn là người tốt.

4. Vui vẻ tiếp nhận công việc nhưng cũng không phải là nhận bất cứ việc gì

Khi bạn đang rất bận với một công việc nào đó mà lại đột ngột bị sếp phân cho một công việc khác. Hoặc khi biết rõ mình không thật thành thạo, am hiểu trong việc đó thì đừng nhắm mắt nhận bừa. Làm như thế là bạn hại mình đấy.

Hãy tỏ ra thông cảm và chia sẻ với sự sốt ruột, lo lắng cho công việc của sếp, tỏ thái độ biết ơn khi được sếp tin tưởng, giao trọng trách. Nhưng sau đó bạn cần thẳng thắn nói rõ bạn không thực sự thành thạo trong công việc ấy hoặc bạn rất bận và bị quá tải với công việc đang làm.

Có thể ban đầu sếp không được hài lòng và tìm một người khác thích hợp hơn. Như thế còn hơn khi bạn nhận bừa mà không kham nổi để rồi xảy ra sai sót, sếp sẽ rất tức giận và có ấn tượng rất không tốt về bạn.

5. Không vì thành tích cá nhân mà nhận xàng công lao của người khác hoặc đổ lỗi cho người khác

Bạn có quyền đua tranh với đồng nghiệp, thậm chí là đua tranh quyết liệt nhưng phải tỏ ra thành thật, trung thực, hợp pháp và hợp đạo lý. Mọi việc làm thiếu trung thực, thủ đoạn để làm hại đồng nghiệp, giảm uy tín của đồng nghiệp nhằm nâng mình lên đều bị trả giá.

Chẳng ai "tâm phục khẩu phục" một con người thành đạt kiểu như thế. Thậm chí họ còn bị coi thường và khinh ghét.

6. Thể hiện tinh thần đồng đội

Bạn không thể thành đạt, tiến thủ mà không cần đến một tập thể đồng nghiệp luôn quan tâm, giúp đỡ, động viên, khích lệ và chia sẻ với bạn trong lúc khó khăn. Vì thế bạn cũng phải xác định rõ cho mình tinh thần đồng đội, ghé vai gánh vác việc chung dù việc đó có làm mất thời gian vật chất của bạn.

Đồng thời bạn nên nhớ chia vui với mỗi thành công của đồng nghiệp và động viên an ủi họ mỗi khi thất bại. Những lời khen ngợi, chia vui của bạn từ đáy lòng, những sự chia sẻ chân thành sẽ giúp cho hình ảnh của bạn thêm tốt đẹp hơn trong mắt mỗi người.

Bài viết khác

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm

Luật hấp dẫn là gì? Cách sử dụng và ứng dụng luật hấp dẫn thu hút tiền bạc, tình yêu đặc biệt là công việc. Click để xem ngay bài viết sau!

Xem thêm

Có lẽ, tuyệt kỹ sự nghiệp là thu phục nhân tâm, làm sao dù không giỏi nghiệp vụ mà vẫn điều binh khiển tướng". Ở vị trí càng cao, lại càng vận dụng thuần thục, dùng như không dùng, vậy mới hay! Việc dụng người làm sao để được lòng người, chọn đúng người, đúng việc. Ở thì vui mà đi thì không hối tiếc mới là đáng nể.

Xem thêm

Học Logistics ra làm gì? Mức lương ngành này là bao nhiêu? Tìm kiếm cơ hội việc làm cho ngành logistics ở đâu? Tìm hiểu ngay cùng CareerViet!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay