Tài, bao dung, thân thiện

Lượt xem: 13,216

Trong tác phẩm “Tam quốc chí” có một câu nói rằng: “Muốn thành công thì phải có tài, muốn mở rộng sự nghiệp cũng phải có tài”. Có tài lãnh đạo người tài là một trong những nhân tố tạo nên thành công của một nhà lãnh đạo ưu tú. Nhưng tài chưa làm nên tất cả.

Tài, bao dung, thân thiện

Tài

“Tài” là tố chất đầu tiên một nhà lãnh đạo ưu tú cần phải có. Chữ tài ở đây chính là tài trong “nhân tài”.

Một nhà lãnh đạo ưu tú phải là một nhà lãnh đạo thông minh, có trí tuệ, quả quyết, có năng lực trong công việc. Đó cũng là những tố chất có thể nhìn thấy của một nhà lãnh đạo có uy quyền thực sự. Nhân tài là những nhân vật ưu tú trong các tầng lớp xã hội, các lĩnh vực, các ngành nghề, họ cũng chính là những người đã có những cống hiến vượt trội hơn hẳn những cá nhân bình thường khác trong lĩnh vực của họ.

Một nhà lãnh đạo ưu tú và có tài thì cũng phải biết trọng dụng người tài, dám dùng người có tài, tinh khi lựa chọn người có tài, phải lấy việc phát hiện và quản lý nhân tài làm sứ mệnh của mình.

Lưu Bị đã từng nói rằng: “Đất đó có người tài, nói ra câu nào cũng là đạo, thì dù có phải đi xa nghìn dặm ta cũng phải vời họ về”. Một nhà lãnh đạo ưu tú phải có được cái khí khái, tinh thần chuộng tài như sinh mệnh của mình và cũng phải có nguyện vọng khẩn thiết tìm được người tài.

 Lòng bao dung

Đây cũng là tố chất thường thấy ở nhiều nhà lãnh đạo ưu tú. Một nhà lãnh đạo ưu tú phải có lòng bao dung, lòng bao dung đó được thể hiện chủ yếu trên những phương diện sau đây:

Bao dung với những sai lầm của cấp dưới. Chúng ta thường dễ nhớ và nhớ lâu những ấn tượng xấu hơn là ấn tượng tốt. Với nhiều người, những gì họ nhớ nhất là những sai lầm mà cấp dưới của họ đã phạm phải, những nhân viên đó đã bị kỷ luật như thế nào, họ có những khuyết điểm gì... Tuy nhiên, nhân viên của mình có ưu điểm gì, có những điểm nổi bật gì thì họ lại không hề biết đến.

Người tài cũng là người, họ không thể tránh khỏi mắc phải sai lầm và bản thân họ cũng có yếu điểm, do vậy một lãnh đạo ưu tú phải biết cách “dùng điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của người khác”, khiến cho những người tài này phát huy được hết tài năng của họ phục vụ cho mình.

Phải bao dung cho những cấp dưới “không kính trọng mình”. Có một số nhân viên dưới quyền hay mắc phải một bệnh là thích khoe khoang tài cán, chính điều này làm cho “mầm mống” bất kính sản sinh trong con người họ. Đối với những nhân viên như thế, người lãnh đạo cũng nên có lòng bao dung. “Vàng thì luôn phát sáng”, người có tài thực sự không thể nào giấu được tài năng, một nhà lãnh đạo ưu tú không nên vì tật "bất kính" của họ mà khiến cho những người có tài thực sự “không có ngày được ngóc đầu lên”. Lãnh đạo cũng không nên sợ nhân viên dưới quyền “công cao chấn chủ”.

Hãy biết cách tận dụng những nhân viên có tài dưới quyền, để cho họ một không gian và điều kiện để họ phát huy được hết những khả năng mà họ vốn có, đây mới chính là cách làm của một nhà lãnh đạo có nguyên tắc và có thái độ đánh giá riêng của mình.

Thân thiện và hoà nhã

Đây là một cách quan trọng làm tăng thêm sức thu hút của các nhà lãnh đạo ưu tú. Nhà lãnh đạo mang lại cho người khác cảm giác họ là người thân thiện và hoà nhã, dễ gần, sẽ khiến cho cấp dưới thấy bản thân họ có thể dễ dàng tiếp cận hơn với cấp trên của mình, dám tiếp cận với cấp trên, khi tiếp xúc trong tim họ sẽ luôn tồn tại một cảm giác “ấm áp”.

Đồng thời, sự thân thiện cũng giúp cho các nhà lãnh đạo giao tiếp dễ dàng hơn với cấp dưới, khiến cho các nhà lãnh đạo có thể kịp thời điều chỉnh các sách lược đề ra cho bản thân trong việc quản lý nhân viên dưới quyền, từ đó đạt đến những thành công thiết thực.

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

job tags/ skills:

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay