Tại sao bạn không nên ở một vị trí lâu hơn 4 năm

Lượt xem: 87,795

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Thị trường việc làm hiện nay không giống như thời của ông bà, cha mẹ chúng ta. Đã qua rồi thời những người đi làm dành cả cuộc đời cống hiến cho một vị trí ở một công ty duy nhất.

Ngày nay, chúng ta đang sống trong thời đại mà thay đổi công việc được xem như bình thường, thậm chí còn được khuyến khích. Sự thay đổi này có thể lý giải dưới góc độ hội nhập kinh tế, cũng như sự vươn lên của ngành công nghệ những năm cuối thế kỉ 20. Dù cho nguyên nhân của sự chuyển biến này là gì, nhà tuyển dụng hiện nay luôn đánh giá cao những nhân viên có sự chủ động, nhanh nhẹn khi tìm kiếm công việc. Bạn có thể để ý rằng ngày càng có ít người ở nguyên một vị trí lâu hơn 3 hay 4 năm. Dưới đây là 4 lý do giải thích vì sao bạn nên là những người này.

1. Phát triển và mở rộng kỹ năng
Con người thường có xu hướng ưa thích sự thoải mái và ổn định với những thói quen đã có sẵn. Trong công việc cũng vậy, nếu bạn thực hiện công việc của mình một cách trơn tru, hoàn hảo, bạn sẽ ít có động lực để học hỏi và cập nhật các kỹ năng thường xuyên. Nếu bạn cũng lâm vào hoàn cảnh này, đừng lo lắng, bạn không phải là người duy nhất.  Các công ty luôn không ngừng thay đổi cách thức kinh doanh và nguồn nhân lực để có thể tồn tại và tiến lên phía trước. Jack Welch, cựu Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc (CEO) tập đoàn General Electric (GE) đã nói rằng: “Nếu tốc độ thay đổi bên ngoài vượt trên tốc độ thay đổi bên trong, hồi kết của công ty đó đang tới gần.” Những kỹ năng cần thiết ngày hôm nay có thể sẽ bị lỗi thời ngày mai. Nếu bạn đã làm việc ở một vị trí nhiều năm liền, sao không thử tìm thêm những công việc hấp dẫn khác để mở mang thêm kỹ năng và kiến thức? Hãy xem xét các yêu cầu nhà tuyển dụng đưa ra và đừng ngần ngại thay đổi công việc nếu bạn muốn phát triển bản thân. Hầu hết nhà tuyển dụng đều sẵn lòng đào tạo thêm kỹ năng cho bạn, miễn là bạn có niềm đam mê và quyết tâm thực hiện công việc đó. “Kỹ năng là thứ rẻ tiền, đam mê mới là vô giá.” (Gary Vaynerchuk)

Phát triển và mở rộng kỹ năng
Phát triển và mở rộng kỹ năng

2. Các tiến bộ về công nghệ
Công nghệ luôn phát triển, khuôn mặt cho cả lĩnh vực nghề này cũng vậy. Nếu bạn có một công về thiên về kỹ thuật, hãy luôn cập nhật các tiến bộ trong công nghệ. Trong khi công ty hiện thời của bạn chưa cập nhật các cải tiến mới, công ty đối thủ có thể đã làm điều đó. Nếu bạn đã ở một vị trí trong vòng nhiều năm, ví dụ, bạn đang là người Quản trị hệ thống Windows, các thay đổi về công nghệ trong lĩnh vực phần mềm và phần cứng có thể hoàn toàn lạ lẫm với bạn. Nếu không cập nhật các thay đổi này, bạn sẽ rất rất vả để thăng tiến trong nghề nghiệp.

3. Định kiến
Thử tưởng tượng bạn đang hẹn hò và phát hiện ra rằng “đối tượng” vừa kết thúc mối quan hệ kéo dài 12 năm. Hãy nghĩ đến việc bạn có thể nhìn nhận “đối tượng” của mình như thế nào và liên hệ đến mối quan hệ của bạn và người đó. Dù có thể không công bằng, những giả định của bạn sẽ dựa trên số năm của mối quan hệ cũ. Sự nghi ngờ của bạn có thể sẽ rất giống phản ứng của người tuyển dụng. Người này có thể dễ dàng đào tạo không? Anh ấy sẽ thích ứng tốt với môi trường mới? Ở mãi một công việc trong suốt từng đó năm, liệu đây có phải là người cầu tiến và sẵn sàng học hỏi các kiến thức mới hay không? Người này có sẵn lòng đón nhận các thử thách? Điều gì đã khiến anh ấy rời khỏi môi trường làm việc cũ sau nhiều năm? Những kỹ năng của anh ấy có còn “hợp thời” không? Anh ấy sẽ có động lực làm việc chứ? Các câu hỏi sẽ là bất tận và điều này cũng đủ để khiến nhà tuyển dụng loại ứng viên ra khỏi danh sách tiềm năng.

4. Phát triển nghề nghiệp
Dù bạn có thể làm việc tại một công ty nhiều năm liền, tuy nhiên, sẽ là vấn đề nếu bạn cứ giữ mãi một vị trí trong hơn 4 năm. Nếu bạn muốn phát triển ở cùng một công ty, bạn nên nghĩ đến việc thăng tiến trong vòng hai năm kể từ khi gia nhập công ty đó. Nếu bạn đã giữ một vị trí trong hơn 4 năm, bạn nên nghĩ đến các lựa chọn khác..
Ví dụ: Bạn rất thích môi trường làm việc nhưng lại bị kẹt vào một vị trí không thể phát triển thêm được, hãy thử nghĩ đến các vị trí ở những phòng ban khác. Thêm vào đó, hãy hỏi công ty có khoản ngân sách nào giúp nhân viên theo học các khóa huấn luyện để cập nhật thêm kỹ năng hay không? Tham khảo ý kiến của người quản lý, cấp trên của bạn hẳn có nhiều kinh nghiệm để cho bạn các lời khuyên tuyệt vời.
Yếu tố then chốt ở đây là: hãy luôn đảm bảo mình luôn tiến về phía trước!

5. Cần thận trọng
Dù không ngừng tìm kiếm thử thách mới, bạn cần nhớ rằng thay đổi công việc quá nhiều lần có thể có hại cho sự nghiệp của bạn. Nhảy việc thường xuyên khiến người khác có cái nhìn không tin tưởng vào bạn. Ngoài ra, không tích lũy đủ kinh nghiệm ở một vị trí mà lại “nhảy” sang một vị trí khác sẽ khiến bạn luôn là “lính mới” và cản trở con đường thăng tiến

Như bất kỳ điều gì khác trong cuộc sống, hãy luôn cẩn trọng suy nghĩ trước khi quyết định 1 sự thay đổi lớn cho con đường nghề nghiệp của mình.

Nguồn hình: Internet

Bài viết khác

Mẫu CV xin việc đơn giản, đẹp, chuẩn giúp cho ứng viên chinh phục nhà tuyển dụng nhanh chóng. Tải/ Download ngay mẫu CV xin việc miễn phí, chuyên nghiệp nào!

Xem thêm

Hồ sơ xin việc là những giấy tờ liên quan đến ứng viên như CV, bằng cấp, chứng chỉ,... cần cung cấp cho nhà tuyển dụng. Tìm hiểu ngay những quy định về hồ sơ xin việc nhé!

Xem thêm

Nhấn xem ngay bài viết để hiểu rõ marketing là gì, những công việc bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp và những điều cần biết khi bước chân vào ngành nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch xin việc việc chi tiết, đơn giản, giúp chinh phục được nhà tuyển dụng. Cùng đọc hết bài viết này để nắm được các yêu cầu bạn nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn viết thư xin việc chuẩn giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Những bí quyết trong bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn kiếm được công việc tốt!

Xem thêm

Bạn đang tìm kiếm mẫu đơn xin việc ấn tượng để thu hút nhà tuyển dụng? Bài viết này sẽ cung cấp top mẫu đơn xin việc hiệu quả nhất. Nhấn xem ngay thôi nào

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay