Tám bí quyết rút ngắn khoảng cách với khách hàng

Lượt xem: 14,863

 

Bạn muốn tạo ra những điều bất ngờ cho các khách hàng của mình? Hãy chắc chắn rằng bạn luôn biết cần phải bổ sung những gì. Sau đây là tám bí quyết đã được chứng minh rằng đây là cách tốt nhất để rút ngắn khoảng cách với khách hàng cũng như tìm hiểu xem họ quan tâm đến vấn đề gì và thực sự muốn gì.

1. Hãy hỏi trực tiếp khách hàng

Cách tốt nhất để lấy ý kiến khách hàng là hỏi xem họ khen và chê gì ở dịch vụ công ty bạn. Bạn có thể thu thập ý kiến này qua thư tín, email, phiếu nhận xét dịch vụ hay qua điện thoại.

2. Thu thập thông tin theo từng nhóm khách hàng

Bạn có thể tập hợp một số nhóm khách hàng nhất định trên diễn đàn của công ty sau đó để cho họ nói một cách thoải mái về những gì họ cảm thấy hài lòng hay không hài lòng, cũng như mong muốn của họ về sản phẩm của công ty mình. Nên nhớ rằng bạn không được tỏ thái độ phật ý hay phán xét bất kỳ ý kiến đóng góp nào. Công việc duy nhất của bạn là đưa ra câu hỏi và ghi chép, luôn luôn tỏ ra thân thiện và nói “cảm ơn” vì những ý kiến của họ.

3. Hiểu khách hàng qua những lời khen chê

Tất cả những thông điệp đến từ khách hàng đều có giá trị đối với daonh nghiệp của bạn. Khi khách hàng đưa ra những lời khen ngợi, bạn hãy ghi nhớ và phát huy nó một cách tích cực. Tuy nhiên những lời phàn nàn của khách hàng lại là động lực khiến bạn tìm ra những ý tưởng mới để cải thiên dịch vụ công ty.

4. Thành lâp một đường dây nóng

Một số khách hàng khi bày tỏ ý kiến của mình muốn giấu tên. Chính vì vậy bạn nên thành lập một đường dây nóng - đường dây chăm sóc khách hàng qua điện thoại. Đừng cảm thấy phiền lòng khi bạn nghe được một số ý kiến có vẻ kì lạ của họ. Hãy cố gắng chọn lọc những ý kiến ấy một cách kỹ lưỡng.

5. Lấy ý kiến một cách gián tiếp

Hãy cài một số nhân viên đáng tin cậy vào trong những cửa hàng của công ty bạn, những nhân viên này sẽ đóng giả như những khách mua hàng, cố gắng trò chuyện với khách hàng để lấy ý kiến của họ về sản phẩm.

6. Hãy là khách hàng của công ty cạnh tranh với công ty của bạn

Bạn hãy sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh và so sánh với những sản phẩm của công ty mình. Sau đó hãy gọi điện đến trung tâm tư vấn khách hàng tìm hiểu chi tiết những dịch vụ của họ. Việc tiếp theo là hãy học theo những ưu điểm, khắc phục nhược điểm và sẽ áp dụng tốt hơn đối thủ cạnh tranh.

7. Hãy tìm hiểu những nơi bán hàng của công ty

Bạn hãy bớt chút thời gian đi thăm những cửa hàng của công ty mình, trực tiếp quan sát xem khách hàng tiếp nhận các sản phẩm của công ty bạn ra sao và dịch vụ bán hàng hoạt động như thế nào. Bằng một cái nhìn khách quan, bạn hãy rút ra những điều đã và chưa đạt được trong việc bán hàng và cần rút kinh nghiệm cũng như phát huy những gì để thu hút nhiều khách hàng hơn.

8. Tìm kiếm thông tin qua internet

Hãy tham gia vào các diễn đàn trực tuyến có liên quan đến các sản phẩm của công ty bạn. Bạn có thể lấy thêm nhiều ý kiến của các doanh nghiệp khác nhau để xây dựng những chiến lược chăm sóc khách hàng hoàn hảo. Và hơn hết là bạn cần đóng góp ý kiến của mình và luôn giữ liên lạc với các khách hàng để có thể tìm hiểu sâu sắc hơn về vấn đề bạn quan tâm.

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay