Tạo ấn tượng qua thư xin việc và CV

Lượt xem: 27,014

 

 

Ai cũng mong mình có một việc làm phù hợp và luôn mong muốn mình có thể trình bày cho nhà tuyển dụng biết nhựng khả năng của bản thân. Song, qua khảo sát, hầu hết các bạn đều gặp khó khăn trong cách viết một thư xin việc và một bản sơ yếu lí lịch hay còn gọi là Curriculum Vitae hoặc Resumé.

 

 

 

 

Viết một Thư xin việc và mẫu CV xin việc quả thật bạn phải rất khéo léo và mang cả tâm huyết mình vào lá thư. Những việc đầu tiên cần thực hiện đó là cần phải tìm hểu về nhà tuyển dụng, phải biết họ cần gì, họ muốn gì... Điều quan trọng, nói một cách vui vẻ đó chính là: "Bán cái người khác cần mua, bán cái thị trường cần" chứ không nên "Rao bán cái mình có".

Đối với nhà tuyển dụng điều quan trọng là người ứng tuyển vào vai trò đó phù hợp với khả năng. Nhà tuyển dụng không muốn tuyển người mà khả năng không phù hợp, vì như vậy thì người lao động sẽ không làm việc lâu dài tại vị trí đó.

Trong khi còn đi học, để viết được một CV gây ấn tượng thì đó chính là bạn không nên quá phô trương hay đề cao bản thân. Cần nêu rõ khả năng trong công việc bán thời gian này và cho nhà tuyển dụng biết bạn đáp ứng được nhu cầu gì của họ.
Để ứng tuyển vào làm việc tại các công ty lớn, đòi hỏi bạn phải có năng lực giỏi và trình độ ngoại ngữ giỏi. Bạn cũng cần có kinh nghiệm ngay từ khi còn là một Sinh viên, những kinh nghiệm của bạn có thể là những công việc rất bình thường như làm tiếp thị, nhân viên phỏng vấn, nghiên cứu thị trường, sale, nhân viên giao hàng….(đối với các bạn chuyên ngành QTKD).

Hiện tại đối với nhà tuyển dụng tùy theo công việc mà họ đòi hỏi bạn có những khả năng ngoại ngữ khác nhau. Tuy nhiên nếu ứng tuyển vào vị trí cao thì trình độ ngoại ngữ của bạn IELTS 6.5 tương đương TOEIC 900.

HỒ SƠ XIN VIỆC THUYẾT PHỤC:

HỒ SƠ XIN VIỆC THUYẾT PHỤC:

Một hồ sơ xin việc thông thường bao gồm:

- Đơn xin việc (Cover Letter)

- Sơ yếu lý lịch (Curriculum Vitae / Resumé)

- Bằng cấp

- Thư giới thiệu.

- Các tài liệu chứng minh thành tích.

Thư giới thiệu hay còn gọi là Thư tiến cử, có nhiều cách để bạn có được thư này. Thư này có thể được viết bởi người quản lý bạn trong công ty bạn vừa mới nghỉ việc. Thư tiến cử cũng có thể được viết bởi người cấp trên của của bạn trong công tác Đoàn Hội, hay chính là giáo viên bộ môn mà môn đó bạn học xuất sắc. Đối với nhà tuyển dụng, có lúc thư tiến cử lại là một lợi thế của bạn so với các ứng viên khác.Curriculum Vitae: (Theo Latin thì đó là Trình tự cuộc đời một con người, theo Từ Điển thì đó là Một bản ghi chép (quá trình) học vấn và nghề nghiệp của bạn để gửi đi khi xin việc.

Có 4 kiểu CV cơ bản:

1. CV kiểu kỹ năng.

2. CV theo trình tự thời gian.

3. CV theo kiểu chức năng.

4. CV kiểu hình tượng.

Các nội dung chính của một CV:

1. Thông tin cá nhân.


i. Họ và tên, Giới tính, Năm sinh, Địa chỉ liên hệ, email, số điện thoại.

2. Học vấn.

i. Cao học, chuyên ngành, năm tốt nghiệp.

ii. Đại học, chuyên ngành, năm tốt nghiệp.

iii. Các khóa ngắn hạn có liên quan.

iv. Thành tích nổi bật. 

-  Bằng khen, giải thưởng.

-  Thành quả đạt được. 

-  Kinh nghiệm làm việc.

i. Theo thứ tự từ công việc gần nhất.

ii. Theo thứ tự kinh nghiệm liên quan/ quan trọng nhất.

iii. Thành quả đạt được.

iv. Công việc bán thời gian/ tình nguyện.

3. Các kỹ năng có liên quan đến công việc:

i. Giải quyết vấn đề.

Ví dụ: "Tôi đã tham gia đề tài giải quyết vần đề nghỉ học của sinh viên. Tôi đã phỏng vấn một số sinh viên để tìm ra nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp để hạn chế sinh viên bỏ học. Kết quả là lượng sinh viên bỏ học đã giảm 20% sau 3 tháng áp dụng".

ii. Giao tiếp – Kỹ năng thuyết trình.

Hãy liệt kê các dịp phát biểu trước công chúng, các bài thuyết trình ở hội thảo. Ví dụ: "Tôi đã từng được mời phát biểu trong kỳ Đại Hội Hội Sinh Viên Tp. HCM năm 2005".

iii. Trình bày.

iv. Quản lý thời gian.

v. Quản lý dự án.

vi. Vi tính.

 

 

4. Ngôn ngữ.

i. Ngôn ngữ cần sử dụng xúc tích tránh dài dòng, ngôn từ sử dụng không quá bóng bẩy hay thái quá.

5. Sở thích, mối quan tâm (nếu cần thiết).

i. Chỉ ghi khi thực sự cần thiết hoặc có liên quan hay mang tính đặc trưng cho nghề nghiệp.

6. Người tham khảo.

i. Công việc, cá nhân hiểu về bạn. Cần ghi rõ Họ và tên, chức vụ, công ty, số điện thoại liên hệ.

ii. Cần lưu ý là người được tham khảo phải luôn sẵn sàng tiếp công ty bạn ứng tuyển.Các nội dung chính của một Thư xin việc – Cover Letter:

Thông thường thư xin việc chỉ nên trình bày trong một trang, trong đó bạn phải nêu rõ vị trí dự tuyển, các điểm chính trong CV bạn vừa viết xong, nhấn mạnh các kỹ năng chính có liên quan đến công việc. Làm cách nào công ty có thể liên lạc được với bạn.Hoàn thiện Hồ Sơ:

Bạn cần đọc lại hồ sơ của mình. Nếu có phần mềm kiểm tra chính tả thì càng tốt. Bạn có thể nhờ bạn bè kiểm tra, hoặc nhân viên tư vấn giúp bạn. Lưu ý các lỗi về chính tả, các cách bỏ dấu câu, và câu phải đúng ngữ pháp.

Bài viết khác

Nhấn xem ngay bài viết để hiểu rõ marketing là gì, những công việc bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp và những điều cần biết khi bước chân vào ngành nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch xin việc việc chi tiết, đơn giản, giúp chinh phục được nhà tuyển dụng. Cùng đọc hết bài viết này để nắm được các yêu cầu bạn nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn viết thư xin việc chuẩn giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Những bí quyết trong bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn kiếm được công việc tốt!

Xem thêm

Bạn đang tìm kiếm mẫu đơn xin việc ấn tượng để thu hút nhà tuyển dụng? Bài viết này sẽ cung cấp top mẫu đơn xin việc hiệu quả nhất. Nhấn xem ngay thôi nào

Xem thêm

Bạn đang ấp ủ ước mơ chinh phục công việc mơ ước? Hãy bắt đầu hành trình bằng cách tạo hồ sơ mới, ấn tượng tại CareerViet.vn! Tham gia Minigame "Tạo tài khoản mới - Nhận quà phơi phới" ngay hôm nay.

Xem thêm

Thành phần gia đình là gì? Hướng dẫn và những lưu ý khi điền thông tin thành phần gia đình vào sơ yếu lý lịch cho đúng. Cùng tìm hiểu nhé!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay