Tạo bước đột phá cho công cuộc tìm việc
Lượt xem: 31,878Con đường sự nghiệp của bạn sẽ mở ra như thế nào đều phụ thuộc vào quá trình mà bạn tìm việc và chọn việc. Hãy khởi đầu một cách có hiệu quả bằng những hướng dẫn sau đây.
1. Làm rõ mục tiêu sự nghiệp của bạn: Bạn phân vân vân không biết bạn phù hợp với loại công việc nào, lĩnh vực chuyên môn mà bạn học liệu bạn có phát huy tốt hay không, thư xin việc của bạn sẽ gởi đến những nơi nào? Hãy làm rõ những mục tiêu thì dễ dàng để định vị lĩnh vực công việc phù hợp với bạn. Nếu bạn còn mơ hồ thì hãy tìm cho mình một người cố vấn để giúp đỡ bạn.
2. Chuẩn bị tốt bộ sơ yếu lý lịch và thư xin việc: Đầu tư thật kỹ vào bản sơ yếu lý lịch và thư xin việc bằng việc tham khảo trên sách, xem những mẫu tốt nhất. Sử dụng mẫu thư xin việc ấy để chỉ dẫn cho bạn và sáng tạo thành bản trình bày của bạn. Tiếp thị bản thân vào sơ yếu lý lịch và thư xin việc.
3. Nhận dạng những nhà tuyển dụng tiềm năng: Tìm kiếm nguồn thông tin để tìm hiểu đâu là nơi thích hợp cho lĩnh vực chuyên môn của bạn. Nếu bạn vừa mới tốt nghiệp, bạn có thể dùng thư viện hoặc các trung tâm hướng nghiệp làm nguồn thông tin vô tận cho bạn. Để quen thuộc với những quyển sách, tạp chí, và tài liệu tham khảo trên mạng trong lĩnh vực nghề nghiệp của bạn bằng cách sử dụng chúng đều đặn. Chỉ nên tin cậy vào những nguồn thông tin mà có thể giúp đỡ bạn nhận ra được những sự tiếp xúc với những nhà tuyển dụng có liên quan.
4. Luyện tập kỹ năng phỏng vấn: Chuẩn bị những điều cần nói, luyện tập để khỏi bị nói lắp, chuẩn bị những câu hỏi cần thiết để hỏi nhà tuyển dụng. Chú ý đến ngôn ngữ cơ thể. Luyện tập những điều đó với bạn bè, người thân, hay người cố vấn trước khi bước vào cuộc phỏng vấn.
5. Kiểm soát mọi thông tin trong buổi phỏng vấn: Nếu nhà tuyển dụng có một giờ để nói chuyện với bạn về công vịêc của họ, thì tốt hơn hết là hãy đặt ra nhiều câu hỏi, lắng nghe chăm chú và ghi chép. Đây là thời gian lý tưởng để cho bạn nhiều thông tin về nội bộ công ty của họ, trong đó có thể có những cơ hội công việc tiềm năng khác phù hợp hơn và những lãnh đạo, đồng nghiệp tương lai mà bạn có thể tiếp xúc.
6. Có tổ chức: Đặt tất cả những tài liệu cần thiết cho cuộc tìm kiếm công việc trong một kế hoạch, vì như vậy bạn có thể nắm bắt mọi thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng. Trong lúc phỏng vấn hãy ghi chép những điều nhà tuyển dụng nói, hoặc những thông tin quan trọng khác.
7. Phát triển kỹ năng và những phẩm chất mà nhà tuyển dụng tìm kiếm: Những kỹ năng đáng chú ý bao gồm: kỹ năng truyền đạt bằng ngôn ngữ nói và viết, óc sáng tạo, tính trung thực, sự đáng tin cậy, khả năng làm việc theo nhóm, và có tài xoay xở. Tương tự những kỹ năng quan trọng để có là sự nhận thức sâu sắc về tính đa dạng và sự hiểu biết về internet.
Phẩm chất:
Tính cách: Người có khả năng tuân theo những đạo đức và luân lý cao trong mọi hoàn cảnh.
Sự tự tin: Người có tố chất lãnh đạo và mềm dẻo. Điềm tĩnh và biết quí trọng sức khỏe.
Năng lực: người có vốn hiểu biết sâu rộng, nhiều kỹ năng tốt, và những động lực cần thiết cho sự thành công trong lĩnh vực nghề nghiệp của họ.
Hãy lặp đi lặp lại những phương pháp này thường xuyên, thì bạn sẽ thấy kết quả ngay sau khi nó thấm nhuần vào ý thức của bạn.