Tạo lập đội ngũ nhân viên can đảm
Lượt xem: 15,370
Ảnh minh họa |
Khi doanh nghiệp có một đội ngũ nhân viên giàu lòng can đảm, ai sẽ là người được hưởng lợi? Câu trả lời là tất cả mọi người. Khi các nhân viên trở nên can đảm hơn, họ sẽ tham gia vào các dự án, công việc khó khăn hơn, thích nghi tốt hơn với sự thay đổi và mạnh dạn phát biểu về những vấn đề quan trọng hơn.
Tuy nhiên, quá trình tạo lập một đội ngũ nhân viên can đảm đòi hỏi cả sự thiện chí lẫn một số kỹ năng nhất định. Các giám đốc cần hiểu và tập trung xây dựng ba loại lòng can đảm sau đây.
Dám nghĩ dám làm. Đó là mạnh dạn đưa ra các đề xuất và mạnh dạn hành động, đi đầu trong những cái mới. Để các nhân viên có được đức tính can đảm này, các giám đốc phải:
• Nhấn mạnh những rủi ro do không dám chấp nhận rủi ro. Khi giao các nhiệm vụ khó khăn cho nhân viên, các sếp cần phải nhấn mạnh rủi ro của trường hợp “không làm gì cả”, trong đó có những ảnh hưởng đến sự phát triển nghề nghiệp của chính nhân viên, xấu nhất là khả năng họ mất việc làm.
• Tận dụng thế mạnh của các nhân viên. Cần tận dụng năng lực và thế mạnh của các nhân viên bằng cách giao phó cho họ một nhiệm vụ hay dự án mới không đòi hỏi quá nhiều kinh nghiệm.
• Tạo điều kiện để nhân viên chứng tỏ năng lực bản thân. Hãy tạo ra những thử thách để các nhân viên được chứng tỏ năng lực của bản thân họ với chính họ. Khi gặp khó khăn, nếu các nhân viên chứng minh được năng lực của mình thì họ sẽ có thêm động lực tiến lên phía trước.
Dám tin. Đó là sự can đảm đặt niềm tin vào người khác, không để mất thời gian hoài nghi hay đi tìm hiểu những điều bí mật. Để các nhân viên trở thành những người dám tin cần phải:
• Đặt niềm tin vào nhân viên trước tiên. Nếu sếp nghĩ rằng các nhân viên phải đem đến niềm tin cho mình trước rồi mình mới tin tưởng họ thì hậu quả là sẽ chẳng ai tin ai.
• Xây dựng “niềm tin tức thời”. Trong những điều kiện thích hợp, niềm tin có thể được tạo ra rất nhanh. Có thể xây dựng một môi trường làm việc dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau bằng cách lập ra những nguyên tắc cơ bản cho nhân viên như bảo mật thông tin, tôn trọng người khác và nuôi dưỡng tác phong làm việc chuyên nghiệp dựa trên sự chân thật.
• Hiểu được các tiêu chuẩn để xây dựng lòng tin. Để làm điều này, sếp phải hiểu nhân viên (họ là ai, họ đánh giá cao điều gì) từ đó rút ra những tiêu chuẩn để nhân viên đặt niềm tin vào người khác.
Dám phát biểu. Đó là sự can đảm nói lên tiếng nói của mình. Các nhân viên dám phát biểu luôn chân thành, cởi mở và thẳng thắn vạch trần những điều xấu xa. Họ không ngại trình bày những khó khăn, đưa ra những phản hồi mạnh mẽ và chia sẻ những ý tưởng không bình thường. Có vài cách sau khuyến khích các nhân viên dám phát biểu:
• Khuyến khích sự chính xác. Đức tính dám phát biểu chỉ có tác dụng tốt nếu được xây dựng dựa trên suy nghĩ chín chắn và chính xác. Hãy tìm hiểu xem các nhân viên muốn nói điều gì và đạt được điều gì một cách chính xác.
• Hành động. Các nhân viên sẽ cảm thấy bất mãn nếu những lời nói của họ chẳng có tác dụng gì. Hãy thể hiện sự tôn trọng họ và củng cố sự can đảm dám phát biểu của họ bằng cách nhanh chóng thực hiện những ý tưởng mà họ đã nói ra.
• Cẩn thận với những kỳ vọng của mình. Khi các nhân viên phát biểu, hãy lắng nghe họ, cho dù những điều họ nói ra có thể rất khó nghe. Không nên phản hồi ngay tức khắc vì cần thời gian suy nghĩ cho chín.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :