Thăng tiến công việc nhờ chính sách luân chuyển nội bộ

Lượt xem: 14,992

Đôi khi bạn sẽ tự hỏi, tại sao mình gắn bó với công ty đã lâu, từng gặt hái nhiều thành tích tốt nhưng mãi vẫn chưa lên được cấp bậc quản lý. Có phải do tất cả mọi vị trí đều đã được “lấp đầy”, các hoạt động đang diễn ra suôn sẻ và dường như ai cũng đều làm rất tốt việc của mình nên không có “kẽ hở” cho bạn thăng tiến? Bởi Ban giám đốc không thích bạn? Hay vì chính sách công ty thích tuyển người mới vào làm quản lý hơn?

Sẽ có nhiều nghi vấn được đặt ra khi bạn muốn dò xét nguyên do. Nhưng dù kết quả thực sự xuất phát từ tình hình công ty, chính sách tuyển dụng hay bản thân bạn, điều cốt lõi để trả lời câu hỏi này vẫn là hãy tự nhìn nhận lại năng lực. Hẳn bạn còn hạn chế chuyên môn hay thiếu hụt phẩm chất quan trọng nào đó nữa mới đạt yêu cầu để bổ nhiệm vào vị trí quản lý.

Tuy vậy, thay vì buồn lòng hay nản chí mà trở nên tiêu cực, bạn hãy lập tức rà soát lại tình hình và lập kế hoạch cải thiện. Kiểm tra xem chính xác điều mình còn thiếu là kiến thức chuyên môn hay kinh nghiệm thực tiễn, khả năng phát triển công việc hay kỹ năng quản lý thời gian, tư duy hoạch định chiến lược hay nghệ thuật lãnh đạo… Làm rõ tất cả những điều đó rồi nhanh chóng hoàn thiện bản thân.

Bên cạnh đó, cũng đừng vì bi quan hay chán nản mà vội tìm cơ hội mới ở công ty khác, bạn vẫn có thể phát triển sự nghiệp lên cao hơn cùng công ty hiện tại. Trong bài viết này, CareerViet.vn muốn chia sẻ với bạn về những lợi ích của chính sách luân chuyển công việc (Job rotation) nhằm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nội bộ vốn được áp dụng tại nhiều công ty, đặc biệt là những công ty lớn. Đây là một trong những cách giúp chúng ta làm giàu năng lực và mở rộng kiến thức theo cách linh động và hiệu quả nhất. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Luân chuyển công việc là gì?

Luân chuyển công việc thường được hiểu là một chương trình hoán đổi hoặc luân chuyển nhân viên qua nhiều vị trí khác nhau trong cùng một hoặc nhiều phòng ban khác nhau, nhằm tạo điều kiện cho họ được tiếp xúc và trải nghiệm nhiều công việc khác nhau trong một doanh nghiệp, từ đó phát triển và mở rộng kỹ năng, kiến thức.

Luân chuyển công việc được các công ty thiết kế và áp dụng với mục đích thúc đẩy sự linh hoạt của nhân viên, tạo thêm động lực giúp họ gắn bó lâu dài với tổ chức và đồng thời trao cơ hội để họ có thể phát triển lên những tầm cao mới trong sự nghiệp.

Lợi ích khi tham gia luân chuyển công việc

Có rất nhiều lợi ích khi chúng ta tham gia chương trình luân chuyển công việc. Nhưng khi nói đến cơ hội phát triển lên vị trí quản lý thì đây chính là 5 điểm giá trị nhất:

- Tăng cường kỹ năng và kiến thức chuyên môn mới. Khi được bố trí vào vị trí mới, khu vực chức năng khác nhau, bạn sẽ cần nỗ lực học hỏi thêm nhiều kỹ năng tương ứng để đáp ứng yêu cầu và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Vai trò mới này chắc chắn sẽ huấn luyện bạn trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực mới.

- Bạn sẽ đưa bản thân thoát ra khỏi vùng an toàn bao lâu nay để trải nghiệm, khám phá những điều mới mẻ. Qua đó, thử thách bản thân với những mục tiêu khác, khám phá khả năng tiềm ẩn, tận dụng tình huống để khai thác tối đa mọi thế mạnh của mình. Sau này, bạn sẽ cống hiến được nhiều hơn cho công ty nếu được phát huy đúng sở trường của mình.

- Khi được làm việc với một vai trò mới dưới những áp lực mới để đáp ứng các kỳ vọng mới, bạn sẽ thấy mình như được thổi thêm tinh thần nhiệt huyết, khơi nguồn hứng khởi để sáng tạo nhiều hơn.

- Bên cạnh đó, sự tìm tòi và học hỏi sẽ giúp bạn làm mới thế giới quan, mở rộng tầm hiểu biết và nhận thức sâu sắc hơn về guồng máy hoạt động công ty từ đa dạng góc nhìn. Điều này bồi đắp cho bạn khả năng khái quát hoạt động và thấu hiểu sâu sắc đường lối phát triển. Đây chính là cách để bạn đảm bảo cho mình một tấm vé để trở thành người đầu tiên được công ty nhớ đến khi muốn tìm người dẫn dắt đội nhóm trong tương lai.

- Cuối cùng, không chỉ dừng lại ở kỹ năng và kinh nghiệm, mạng lưới các mối quan hệ cũng sẽ được mở rộng hơn rất nhiều khi bạn có cơ hội tiếp xúc, phối hợp và làm việc nhân sự các phòng ban khác. Những mối quan hệ thú vị này sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng tương tác, làm việc và với giao tiếp với con người – một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng bạn cần kiểm soát được nếu tương lai muốn bước lên vị trí cao hơn.

Nói tóm lại, muốn trở thành một nhà quản lý thì điều quan trọng là phải có kinh nghiệm trong nhiều khía cạnh của một doanh nghiệp. Nếu tất cả các vai trò bạn đảm nhận đều tương tự nhau, kinh nghiệm của bạn quá hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi ở một nhà quản lý nhiều kỹ năng thì hướng đi được khuyến khích là hãy cố tham gia các chương trình luân chuyển công việc.

Hầu như mọi người, ai cũng hướng đến những nấc thang cao xa hơn trong sự nghiệp, nên tâm tư về sự thăng tiến này là lẽ tất yếu. Hãy liên tục bồi đắp để bản thân trở thành lựa chọn hàng đầu khi công ty muốn cân nhắc các vị trí quản lý. Đừng bao giờ để vuột mất cơ hội tiến lên chỉ vì bạn thiếu cả năng lực thực tế lẫn sự hậu thuẫn từ mạng lưới quan hệ nhé!

Nguồn hình: Freepik

Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất: 

Tìm việc làm | Newtecons tuyển dụng | Việc làm Cần Giuộc | Tuyển dụng công nhân | tuyển tài xế chợ tốt | tuyển tạp vụ văn phòng | nhóm may thời vụ lãnh lương tuần | thực tập sinh quản trị kinh doanh | cv thực tập sinh nhân sự

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay