Thành công từ những ấn tượng đầu tiên (phần II)

Lượt xem: 12,625
Bạn vừa tìm được công việc mới. Bên cạnh việc chứng minh năng lực và sự nhiệt tình của mình, bạn cũng cần tạo thiện cảm với đồng nghiệp và nhà quản lý mới ngay từ những ngày đầu tiên.


Bạn chỉ có vài giây để tạo ấn tượng thật tốt, nếu “hư bột hư đường”, mọi thứ khó có thể thay đổi. Những gợi ý dưới đây có thể giúp bạn:

Đúng giờ: Những đồng nghiệp bạn gặp lần đầu không bao giờ quan tâm đến lý do chậm trễ của bạn. Vì vậy, hãy có mặt tại công sở trước giờ qui định vài phút và tính toán thật kỹ những điều đáng tiếc có thể làm bạn trễ giờ như tắc đường, xe hỏng...

Hãy là chính mình, hãy thật thoải mái: Nếu bạn cảm thấy lo lắng hoặc không thoải mái vì lý do nào đó, cảm xúc này sẽ lây lan sang đồng nghiệp mới của bạn và như vậy thật khó có ấn tượng tốt về bạn. Hãy bình tĩnh và tự tin khi gặp gỡ mọi người.

Thể hiện “hình ảnh” của bạn: Nếu công ty không có đồng phục riêng, hãy tìm hiểu xem loại trang phục gì mang đến cho bạn vẻ thanh lịch, chuyên nghiệp. Theo kinh nghiệm, trang phục nào càng làm cho người khác phân tâm thì nó càng ít phù hợp và bạn cần lưu ý nguyên tắc: “Chỉ cần chuyên nghiệp, không cần đúng mốt” trong việc lựa chọn của mình.

Trong môi trường kinh doanh, cụm từ “gọn gàng và sạch sẽ” được xem là rất thích hợp: móng tay cắt sạch sẽ, bít tất ngay ngắn, giày không bị mòn đế, tóc tai gọn gàng...

Nụ cười chiến thắng: Ngạn ngữ có câu “Bạn nở nụ cười, cả thế giới cùng cười theo bạn”. Vì vậy chẳng có lý do gì bạn không cười để tạo ấn tượng tốt. Một nụ cười nồng thắm và tự tin sẽ đem đến sự vui vẻ cho cả bạn lẫn các đồng nghiệp.

Cởi mở và tự tin: Điều này thể hiện qua ngôn ngữ cử chỉ của bạn. Đôi khi ngôn ngữ cử chỉ còn có tác dụng hơn cả lời bạn nói. Đứng thẳng người, tươi cười với mọi người, mắt nhìn thẳng vào người đối diện, bắt tay chào hỏi thật chặt... Tất cả những hành động đó đều thể hiện sự tự tin và thân thiện của bạn và mọi người cảm thấy bạn thật dễ gần.

Những cuộc đàm thoại ngắn cho những mối quan hệ lâu dài: Bạn đừng nghĩ rằng với các đồng nghiệp cùng phòng ban, bạn sẽ có vô vàn thời gian để chứng tỏ hoặc kéo dài mối quan hệ với mình. Như đã đề cập, ấn tượng ban đầu vô cùng quan trọng. Tính chất các cuộc đàm thoại dựa trên căn bản giữa việc cho và nhận lời nói.

Bạn nên chuẩn bị sẵn những câu hỏi khéo léo, thông minh để gợi mở những đồng nghiệp mới trong buổi đầu này. Chẳng hạn: “Trông chị có dáng vóc rất thể thao. Chắc chị hay chơi quần vợt lắm?”, và cứ thế câu chuyện giữa bạn và đồng nghiệp nữ này sẽ tiếp tục. Đó là cách thức đơn giản để lưu giữ hình ảnh và mối quan hệ của bạn với đồng nghiệp mới.

Lạc quan: Thái độ của bạn sẽ cho thấy hiệu quả công việc của bạn. Vì thế, hãy thể hiện một tinh thần lạc quan và thái độ vui vẻ, thậm chí cả trong lúc bạn đang có chuyện bực mình. Cố gắng duy trì thái độ này mọi lúc, mọi nơi và với tất cả mọi người.

Lịch sự và ân cần: Không có gì phải bàn cãi, đây là những yếu tố thể hiện cách ứng xử chuyên nghiệp nhất của bạn. Một cách thể hiện “hiện đại” nhất là tắt điện thoại di động hoặc để chế độ rung, đừng để nó cản trở quá trình tạo ấn tượng với người khác của bạn. Đồng nghiệp mới sẽ cảm nhận họ được bạn quan tâm “tối đa” ngay trong lần đầu gặp gỡ.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay