Thành thật trong “săn” việc

Lượt xem: 12,714

“Săn” việc chưa bao giờ là một công việc dễ dàng cả, đặc biệt là trong những thời điểm mà công việc đang ngày một khan hiếm hơn. Nhưng ngay cả khi khó khăn nhất, nếu gắn kết với những nguyên tắc cố hữu của mình, bạn vẫn được đền đáp xứng đáng.

Tháng 5 và tháng 6 là thời gian tốt nghiệp của các sinh viên, cũng là thời điểm săn việc của không ít người. Tham gia vào thị trường lao động đã chật chội không chỉ là sinh viên mới ra trường mà còn là nhiều nhân viên bị sa thải do cắt giảm quy mô kinh doanh, hay thậm chí cả những người không thoả mãn với công việc trước đây của mình.

Cho dù bạn là một sinh viên mới ra trường hay là một nhân viên đã có kinh nghiệm đang tìm kiếm công việc mới, sẽ luôn hữu ích khi đón nhận các lời khuyên về những trải nghiệm thực trong phỏng vấn xin việc.

Hầu hết các lời khuyên về chủ đề săn việc cũng như phỏng vấn xin việc được viết từ viễn cảnh tâm lý hay pháp lý. Song yếu tố luân lý đạo đức cũng cần là một cấu thành trong các cuộc phỏng vấn xin việc, và việc quan tâm nghiêm túc tới yếu tố này sẽ có lợi cho cả đôi bên, nhà tuyển dụng lẫn các ứng viên.

Nghệ thuật trong các cuộc phỏng vấn xin việc dường như phần lớn là chiến lược: làm thế nào để đi từ điểm A (thất nghiệp, chưa có việc làm hay không thoả mãn công việc) tới điểm B (một công việc tốt). Nhưng sẽ có rất nhiều con đường khác nhau để đi từ điểm A tới điểm B. Bạn có thể dựa vào bản sơ yếu lí lịch của bạn, đánh bóng thành tích công việc hay dẫn dắt nhà tuyển dụng tới những gì bạn có ưu thế nhất. Đi theo các con đường này có thể đến được một công việc nhất định – nhưng với giá nào?

Nếu bạn trở thành một con người không phải là bản thân bạn, điều này nói gì về tính chính trực của bạn? Và điều gì sẽ xảy ra với bạn, cả việc công việc lẫn cá nhân, nếu mọi thứ bạn không thành thật về công việc bị đưa ra ánh sáng?

Tuy nhiên, thậm chí nếu bạn nỗ lực để thành thực, bạn vẫn rất có thể bỏ qua điểm chính của một cuộc phỏng vấn xin việc và có thể bị đánh trượt. Một cuộc phỏng vấn xin việc không phải về bạn. Nó hướng tới việc công ty sẽ có được những lợi ích gì từ việc tuyển dụng bạn. Điều này có nghĩa rằng bạn cần tập trung vào những gì bạn sẽ giúp đỡ công ty.

Yếu tố thành thực cần nằm ở trung tâm của bất cứ cuộc phỏng vấn xin việc nào. Nắm vững nguyên tắc này trong tâm trí, dưới đây sẽ là 5 chỉ dẫn bạn có thể sử dụng để nổi bật trong cuộc phỏng vấn sắp tới - bằng việc đi theo một con đường hoàn toàn khác từ điểm A tới điểm B.

1. Tập trung vào những gì bạn mang tới cho công ty

Thật sai lầm khi trong một cuộc phỏng vấn xin việc bạn hướng tới cuộc thảo luận bất tận về lý do tại sao công việc này giúp đỡ bạn, chẳng hạn như: "Công việc này thật hoàn hảo cho tôi, bởi vì tôi cần điều gì đó sẽ cho tôi sự linh động hơn".

Trước hết và quan trọng nhất, một ứng viên nên quan tâm tới việc giúp đỡ công ty, chứ không phải bất cứ ai khác theo bất cứ cách thức nào khác.

2. Luôn thành thật

Rất ít người trong chúng ta là những người nói dối tốt, và đây là điều tốt. Khi một nhà tuyển dụng hỏi bạn điều gì đó mà bạn không biết câu trả lời, sẽ tốt hơn cả với việc thú nhận điều này, chứ đừng giả bộ bất cứ điều gì khác.

Cũng như vậy, việc nói quá về bản thân bạn trong bản sơ yếu lí lịch theo bất cứ cách thức nào đều là sai lầm lớn, không chỉ vì nó sẽ quay trở lại ám ảnh bạn, mà đơn giản vì điều này không đúng chút nào.

3. Nguyên tắc "Không Gây Hại"

Nguyên tắc nền tảng và quan trọng hơn tất cả đó Không Gây Hại (Do No Harm). Nó tập trung vào cách thức bạn đối xử với bản thân mình cũng như với những người khác.

Hãy chống lại những thúc đẩy việc nói điều gì đó khiến bạn trở nên ngốc nghếch, thiếu khả năng hay ngây thơ. Nếu bạn không chắc chắn về điều gì đó, tốt nhất là đừng nói ra.

4. Đừng nói xấu công ty cũ

Nhà tuyển dụng lúc này có thể hỏi bạn về công việc trước đây và tại sao bạn rời bỏ, hay tại sao bạn muốn rời công việc hiện tại. Nếu mọi thứ xuất phát từ những mối quan hệ nghèo nàn với sếp hay với đồng nghiệp, tốt hơn cả bạn nên nói kiểu như: "Quản lý cũ của tôi và tôi không có cùng chung nhiều quan điểm", thay vì nói: "Ông ta là một người tệ hại nhất tôi từng làm việc cho". Chỉ trích chỉ phát huy hiệu quả tốt nhất khi tập trung vào những gì một người đã làm, chứ không phải vào một người cụ thể nào đó.

Việc chỉ trích một ai đó khiến bạn trở nên nhỏ mọn, và điều này có thể là nguyên nhân khiến bạn bị đánh trượt. Bạn cũng cần biết rằng thế giới công việc rất nhỏ bé và hẹp, rất có thể nhà tuyển dụng hiện tại biết các sếp hay đồng nghiệp trước đây của bạn. Chắc hẳn bạn không muốn chịu tiếng là hẹp hòi, thù hằn và không lịch thiệp.

5. Nhìn vào bản chất sự việc

Nguyên tắc cuối cùng này là quan trọng nhất. Trước khi bạn nộp hồ sơ cho một vị trí công việc nào đó, hãy thực hiện một vài câu hỏi với chính bản thân mình, và xác định những gì bạn thực sự tìm kiếm.

Trước khi theo đuổi và thực hiện thành công nhiệm vụ của một công ty, bạn phải biết nhiệm vụ của bản thân bạn trong cuộc sống là gì, và tại sao bạn muốn cống hiến thời gian và công sức cho công ty đó. Sự thành thực được áp dụng không chỉ cho cách thức bạn giao tiếp với nhà tuyển dụng tiềm năng, mà còn cần cho cách thức bạn giao tiếp với chính bản thân mình.

Quả vậy, một thế giới khó khăn đang ở ngoài đó, và việc tìm kiếm công việc trong lúc này đang trở nên khó khăn hơn nhiều so với vài năm trước đây.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay