Thất nghiệp vì mơ hồ về mục tiêu

Lượt xem: 30,381
 Bên cạnh một số ứng viên ngày càng giỏi về chuyên môn, sáng tạo và năng động, tự tin trong quá trình tìm việc, có không ít những bạn trẻ tỏ ra lúng túng khi cầm tấm bằng tốt nghiệp đại học trong tay. Họ không định hướng được mình sẽ phải làm gì, phân vân vì không biết công việc nào cần mình? Chính vì lẽ đó, họ đã tự đánh rớt mình với những tình huống hết sức đơn giản trong phỏng vấn tuyển dụng.
 
Theo kết quả khảo sát trên 100 ứng, khi được hỏi về mục tiêu nghề nghiệp sau khi ra trường, có đến 64,9% ứng viên đã bỏ trống mục này hoặc trả lời không đúng trọng tâm vấn đề đặt ra. Trong khi đó, 35,1% ứng viên còn lại rất ít hoặc hiếm có người xác định được mục tiêu công việc của mình. Đại đa số họ cho biết một cách chung chung rằng mình mong muốn tìm được một công việc ổn định sau khi ra trường, được làm việc trong một công ty Nhà nước hoặc liên doanh, trở thành một nhân viên giỏi... Thiếu định hướng từ phía nhà trường và gia đình, mơ hồ về chính bản thân, chạy theo trào lưu thời thượng... là những yếu tố góp phần quan trọng trong việc “đánh gục” những sinh viên mới ra trường. Bà Nguyễn Việt Nhi, Giám đốc nhân sự Công ty Marketeers VN, cho biết: “Trước đây, một công ty mỹ phẩm của VN có quy mô và danh tiếng nên nhiều người nhầm tưởng đó là công ty nước ngoài. Sau khi thuyết phục nhà tuyển dụng mình là “ứng cử viên số 1” cho vị trí họ đang cần, một ứng viên bày tỏ mong muốn của mình là được làm việc cho một công ty nước ngoài và khẳng định đây chính là công ty anh ta muốn “đầu quân”. Nôn nóng và không tìm hiểu kỹ thông tin về doanh nghiệp, nhiều người đã tự đánh mất cơ hội của mình”. Một chuyên gia tư vấn nhân sự nhận định: “Chúng tôi không chọn những người không có mục tiêu dài hạn, định hướng công việc không rõ ràng. Điều này cũng rất dễ hiểu vì họ không thể gắn bó lâu dài với công ty, không tiến bộ trong công việc. Để đạt được những kết quả nhất định cho bước khởi đầu nghề nghiệp, sinh viên nên có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, tìm hiểu kỹ về ngành nghề và doanh nghiệp mình dự tuyển, chuẩn bị hồ sơ xin việc chuyên nghiệp và một phong cách phù hợp với văn minh nơi công sở. Bên cạnh đó, yếu tố đạo đức, tính cách cũng được các nhà tuyển dụng chú trọng, nhưng xem ra, người lao động “mới vào nghề” lại chưa thật sự quan tâm đến khía cạnh này. Mặt khác, việc không tự lượng sức mình, tham vọng quá cao cũng là những sai lầm mà sinh viên bây giờ hay mắc phải trên đường tìm việc”.
 

Bài viết khác

Mẫu CV xin việc đơn giản, đẹp, chuẩn giúp cho ứng viên chinh phục nhà tuyển dụng nhanh chóng. Tải/ Download ngay mẫu CV xin việc miễn phí, chuyên nghiệp nào!

Xem thêm

Hồ sơ xin việc là những giấy tờ liên quan đến ứng viên như CV, bằng cấp, chứng chỉ,... cần cung cấp cho nhà tuyển dụng. Tìm hiểu ngay những quy định về hồ sơ xin việc nhé!

Xem thêm

Nhấn xem ngay bài viết để hiểu rõ marketing là gì, những công việc bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp và những điều cần biết khi bước chân vào ngành nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch xin việc việc chi tiết, đơn giản, giúp chinh phục được nhà tuyển dụng. Cùng đọc hết bài viết này để nắm được các yêu cầu bạn nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn viết thư xin việc chuẩn giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Những bí quyết trong bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn kiếm được công việc tốt!

Xem thêm

Bạn đang tìm kiếm mẫu đơn xin việc ấn tượng để thu hút nhà tuyển dụng? Bài viết này sẽ cung cấp top mẫu đơn xin việc hiệu quả nhất. Nhấn xem ngay thôi nào

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay